GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 433

“Sự thăng trầm của các cường quốc” của Paul Kennedy ra đời lại
dấy lên một cao trào điên cuồng của “Thuyết nước Mỹ suy sụp”.

Tại nước Mỹ, mỗi khi gặp nguy cơ có tính giai đoạn về nội chính

ngoại giao đều sẽ xảy ra một cuộc tranh cãi lớn về vấn đề nước
Mỹ có suy sụp hay không. Bước sang thế kỷ XXI, nhân vật gây nên
cao trào tranh cãi về “Thuyết nước Mỹ suy sụp” là học giả
Immanuel Wallerstein

(110)

. Trong tác phẩm nổi tiếng “Sự suy sụp

của sức mạnh Mỹ”, ông gọi vụ “11 tháng 9” là sự kiện có tính cột mốc
đánh dấu sự suy sụp của nước Mỹ.

Nước Mỹ bước lên địa vị bá chủ thế giới 60 năm nay đã 8 lần

hát vang “Bài ca suy sụp”; bài ca này có tác dụng không kém gì “Bài
ca phấn đấu tiến lên”. Hầu như sau mỗi lần tranh cãi về
“Thuyết nước Mỹ suy sụp” là một lần nước Mỹ thay đổi, sửa chữa,
nâng cấp bản thân. “Bài ca suy sụp” của nước Mỹ là “Bài ca tiếng
chuông báo động”, cũng là “tiếng kèn xung trận” của họ. Việc người
Mỹ hát vang bài ca “Thuyết nước Mỹ suy sụp” không hề làm nước
họ suy sụp mà hết lần này sang lần khác đem lại động lực và sức
ngưng tụ cho nước Mỹ, đem lại niềm phấn khích và xung lực mới
cho họ. Đây là ý thức lo xa phòng hoạn nạn, là nghệ thuật giỏi dùng ý
thức lo xa của người Mỹ.

Mục đích của “Nhật Bản chìm đắm” là để Nhật Bản không bị

chìm đắm

Thập niên 70 thế kỷ XX, vào lúc kinh tế Nhật Bản cất cánh làm

rung chuyển thế giới, bộ phim “Nhật Bản chìm đắm” cũng làm
rung chuyển nước Nhật. Tuy đây chẳng qua chỉ là một bộ phim khoa
học viễn tưởng, song cảm giác ngày tận thế, thái độ lúc yên lành lo
chuyện nguy nan của người Nhật hình thành sự tương phản rõ rệt với
cảm giác say sưa thời thái bình hưng thịnh của người Trung Quốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.