Điều mà xã hội Trung Quốc hiện nay nên tiến hành chuẩn bị
không phải là sự trỗi dậy trong tương lai mà là sự suy sụp không ngờ
tới. Có thể là 20 năm sau đây, khả năng suy sụp của Trung Quốc sẽ
càng lớn. Không khống chế tốt sự trỗi dậy thì khi suy sụp sẽ càng
khó đối phó. Thiếu chuẩn bị, nước đến chân mới nhảy thì sẽ
không kịp trở tay, khiến cho đất nước rơi vào cảnh khủng hoảng
trầm trọng.
Tiết Dũng, học giả Trung Quốc ở Mỹ nói: sự suy sụp trong thể
diện của Nhật Bản không phải là việc dễ làm được. Trong thập niên
70-80 thế kỷ XX, kinh tế Nhật trỗi dậy và sắp vượt qua Mỹ - đây
hầu như là sự thực không tranh cãi nữa. Hai cuốn sách “Sự thăng
trầm của các cường quốc” và “Nhật Bản số Một” trở thành thành
sách bán chạy nhất tại Mỹ. Paul Kennedy, sử gia Đại học Yale dự
báo: nước Mỹ đang đứng trước vấn đề không phải là có suy sụp hay
không, mà là làm thế nào để có thể suy sụp trong thể diện như đế
quốc Anh năm xưa. Thập niên 80 thế kỷ XX, thu nhập bình quân
đầu người của Nhật đã vượt Mỹ; tiếp đó với đồng Yen mới, Nhật ra
sức mua tài sản của nước Mỹ, tới mức dư luận xôn xao với thuyết
“Nhật Bản mua nước Mỹ”. Nhưng đến thập niên 90, kinh tế Nhật
ngừng tăng trưởng thậm chí xuất hiện tăng trưởng âm, chẳng mấy
chốc mức sống lại tụt dưới Mỹ. Có điều, Nhật Bản đối phó với
hiện tượng này khá xuất sắc. Mặc cho kinh tế suy thoái nhưng xã
hội vẫn ổn định, trật tự.
Thách thức thật sự mà Trung Quốc đang gặp phải là liệu có thể
“suy sụp một cách có thể diện” như thời đại “Suy thoái Heisei”
của
Nhật hay không. Nhật Bản gần như là xã hội giàu đồng đều nhất
châu Á, phần lớn dân đều có kỹ năng và tài sản để tham gia cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường. Trong cuộc cạnh tranh đó, xã
hội Nhật thể hiện có nhiều sáng kiến, vì vậy quá trình suy sụp diễn
ra rất có trật tự. Nhưng ở Trung Quốc, chênh lệch giàu nghèo khá