GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 435

lớn, số lượng dân có kỹ năng cũng ít, lại thiếu mảnh đất cho các
sáng kiến, trong cạnh tranh sau này sẽ ở vào địa vị bất lợi. Nền
kinh tế không có sáng kiến, không có giá trị phụ gia, thiếu bảo
đảm như thế một khi đã suy sụp thì việc duy trì trật tự xã hội cơ bản
sẽ trở thành một thách thức rất nghiêm trọng. Tiết Dũng nói, từ
nay trở đi, nhân dịp đời sống còn tương đối dễ chịu, Trung Quốc
cần tranh thủ tích cực chuẩn bị cho quá trình “suy sụp một cách có
thể diện”.

Ban lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu dân chúng

trong nước tăng cường ý thức lo xa hoạn nạn. Văn hóa dân tộc Trung
Hoa có truyền thống khi yên lành đã lo nghĩ chuyện khi nguy
biến, khi hưng thịnh lo đối phó suy thoái. Quan điểm của Tiết
Dũng thống nhất với truyền thống dân tộc và tư duy phát triển
một cách khoa học của ban lãnh đạo nhà nước.

Vào lúc các hoạt động quốc tế của Nhật Bản đang sôi nổi nhất,

khi đất nước này đang ở trong cao trào trỗi dậy, người Nhật lại hô
hoán “Nhật Bản chìm đắm” - đây là sự báo động sớm và sự nhạy cảm
lo xa của dân tộc Đại Hòa

(112)

đối với nguy cơ có thể xảy ra. “Biết lo

xa sẽ tránh được tai họa” là sự chuẩn bị kiểu Mỹ đối với nguy cơ “suy
sụp”, là sự chuẩn bị kiểu Nhật đối với “chìm đắm”.

Cái Trung Quốc thiếu nhất là “Thuyết sụp đổ”

Từ thập niên 90 thế kỷ XX trở đi, các luận điệu của phương Tây

trên vấn đề Trung Quốc tập trung thể hiện ở “Bốn thuyết”:
“Thuyết Trung Quốc trỗi dậy”, “Thuyết Trung Quốc sụp đổ”,
“Thuyết Trung Quốc đe dọa”, “Thuyết Trung Quốc có trách
nhiệm”.

Trong bốn thuyết đó, mọi người thích nghe nhất “Thuyết

Trung Quốc trỗi dậy”, không thích nghe nhất “Thuyết Trung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.