IV. “Ba sáng tạo lớn” bảo đảm Trung Quốc mãi
mãi thái bình ổn định
Có ba mâu thuẫn lớn có thể làm cho Trung Quốc “trỗi mình mà
không dậy nổi”:
1. Mâu thuẫn giữa con người với thiên nhiên. Người phương Tây nói:
Trung Quốc tiêu dùng quá mức các tài nguyên như năng lượng,
đất đai, rừng cây, nguồn nước, dầu mỏ, một nửa rừng đã bị
phá hỏng, là một trong những nước có độ che phủ rừng thấp
nhất; ngày càng ỷ lại vào nguyên vật liệu và tài nguyên thế giới,
là nước nhập khẩu lớn nhất sắt thép, đồng, dầu mỏ. Nếu
năm 2031 Trung Quốc đạt mức tiêu dùng nguyên vật liệu của
Mỹ, bình quân đầu người có nhiều ô tô và nhà ở hơn nhưng sau
khi moi móc đào xới hết cả tài nguyên của mình rồi thì Trung
Quốc sẽ đào xới hết, ăn hết cả thế giới, gây ra tai họa môi
trường cho toàn cầu. Những quan điểm ấy nghe mà sởn tóc gáy
nhưng thực ra cũng không phải là nói bậy.
2. Mâu thuẫn giữa người với người. Do sự phân hóa lợi ích, khoảng
cách chênh lệch trong phân phối bị nới rộng và do tham nhũng,
hiện nay Trung Quốc có hai nỗi lo: mối quan hệ chính trị giữa
đảng với nhân dân từ ngày lập quốc tới nay ở vào thời kỳ căng
thẳng nhất; mối quan hệ chính trị giữa công dân với chính phủ
từ ngày lập quốc tới nay ở vào thời kỳ căng thẳng nhất. Đây là
thời kỳ xảy ra nhiều nhất các sự kiện có tính quần chúng.
3. Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với thế giới. “Thuyết Trung
Quốc đe dọa”, “Thuyết cân bằng Trung Quốc”, “Thuyết
ngăn trở Trung Quốc” bị một số người làm rùm beng. Trung
Quốc trỗi dậy là một sự vật mới xuất hiện trên thế giới, cũng là
bài toán mới đối với chính người Trung Quốc. Trước bài toán
mới Trung Quốc trỗi dậy, chỉ có sáng tạo mới thì mới có thể giải