Tầng lớp tinh anh chính trị cần thực hiện chuyển biến từ
“người cách mạng” thành “người cải cách”.
Có hai loại nhà chính trị quan trọng nhất trong việc xây dựng
đất nước: một là nhà chính trị kiểu cách mạng; hai là nhà chính trị
kiểu cải cách. Về cơ bản, những người được gọi là nhà chính trị lớn
đều là hai loại nhà chính trị này. Huntington nói: “Người cách mạng
bao giờ cũng cố gắng tích lũy chia rẽ, nhưng người cải cách thì phải
cố phân tán và tiêu diệt chia rẽ. Người cách mạng cố gắng xơ cứng
hóa nền chính trị, người cải cách thì đề xướng tính linh hoạt và tính
thích ứng; người cách mạng phải có thể chia tách các thế lực xã hội;
người cải cách thì phải nắm được cách điều khiển các thế lực đó.
Cho nên người cải cách phải có kỹ xảo chính trị cao hơn người cách
mạng”.
Thực ra hai loại người này còn có một khác biệt nữa: người cách
mạng bao giờ cũng là động lực của cách mạng chứ không thể trở
thành đối tượng của cách mạng; người cải cách vừa là động lực cải
cách lại vừa là đối tượng của cải cách. Bởi lẽ cải cách là để giải quyết
vấn đề nội bộ, giải quyết vấn đề của mình, thay đổi quyền lực
và lợi ích của mình, hạn chế tập đoàn lợi ích đặc biệt.
Người cải cách xã hội chủ nghĩa phải trải qua thử thách của nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Sự thử thách của “thị trường”
đối với người cải cách còn gay go hơn sự thử thách của “chiến
trường” đối với người cách mạng. Trong thời kỳ chiến tranh có
biết bao cán bộ tự mình gương mẫu xung phong ra trận, không ngại
hy sinh. Nhưng ngày nay, ngay cả chế độ khai báo tài sản của quan
chức cũng khó thực hiện nổi. Theo điều tra, 97% quan chức phản
đối việc công khai tài sản riêng, có quan chức cấp tỉnh còn vặn vẹo:
“Tại sao không công bố tài sản của dân”? Kể từ tháng 11/1987 khi
các quan chức cấp cao trong chính quyền bắt đầu bàn bạc đẩy
mạnh việc công khai tài sản tới nay, hơn 20 năm trôi qua, công tác