Năm 1976, nhân dịp Brezhnev 70 tuổi, khắp Liên Xô dấy lên
một cao trào dâng quà mừng thọ. Nước cộng hòa Azerbaijan biếu
ông một bức tượng bán thân Brezhnev đúc bằng vàng ròng. Mức độ
tham nhũng của Gorbachev còn hơn cả các vị tiền nhiệm. Ông làm
cho mình tòa biệt thự Foros (ở bờ Nam bán đảo Crimea) tốn 850
triệu rúp, tương đương 110,5 triệu USD theo thời giá năm 1986. Biệt
thự Livadia của Brezhnev đã rất sang trọng rồi thế mà so với biệt
thự của Gorbachev thì chỉ như “một túp lều xoàng xĩnh”.
Trong thời kỳ Liên Xô biến động lớn, có học giả đã tiến hành
điều tra xã hội theo câu hỏi “Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho
ai?”. Kết quả cho thấy: có 7% cho rằng đảng Cộng sản Liên Xô đại
diện cho nhân dân lao động, 4% cho rằng đảng đại diện giai cấp
công nhân, 11% cho rằng đảng đại diện cho toàn thể đảng viên,
nhưng số người cho rằng đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho tầng
lớp quan chức, cán bộ, nhân viên cơ quan của đảng lên tới 85%. Một
chính đảng thoát ly quần chúng nhân dân nghiêm trọng như vậy vào
thời điểm quan trọng bị nhân dân vứt bỏ cũng là chuyện tất nhiên.
Sau khi bước lên địa vị cầm quyền, đảng Cộng sản Trung Quốc
kiên trì không tách rời quần chúng. Hồi thập niên 50 thế kỷ XX,
nhân bài học sự kiện Hungary, Lưu Thiếu Kỳ nói: các nước Đông Âu
này có một vấn đề nghiêm trọng là thoát ly quần chúng lao động
công nông, “Nếu chúng ta không chú ý” thì trong nhà nước và đảng
ta “cũng có thể sinh ra một tầng lớp quý tộc mới”, chúng ta cần
“đề phòng nảy sinh một tầng lớp quý tộc mới”. Ông cho rằng đây
là “thử thách nghiêm trọng nhất” của đảng cầm quyền. Đồng ý
với quan điểm của Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông nói: “Nếu chúng
ta không làm tốt việc phấn đấu gian khổ như nhiều đồng chí ta
ngày nay vẫn nói, thì “chúng ta nhất định sẽ bị tước mất [vai trò
cầm quyền]”.
Làm “người cải cách” khó hơn làm “người cách mạng”