thích hợp để phát biểu ra ngoài. Tôi từng sửa các bản tốc ký của ông
để đăng báo, đây là một công việc rất vất vả”.
“Việc Brezhnev lên nắm quyền chẳng thay đổi gì mấy ấn
tượng của mọi người về trình độ thấp kém trong tu dưỡng văn hóa
của các lãnh tụ đảng và nhà nước. Ông chưa từng viết bất cứ thứ gì;
các chiến hữu của ông cùng các đảng viên và đại để toàn xã hội đều
biết chuyện ấy. Trên nhiều mặt, mọi người tha thứ cho ông vì
mấy năm cuối đời ông có thái độ khoan dung, chân thành mong
muốn nhân dân được hưởng niềm hạnh phúc của chủ nghĩa xã
hội”.
“Việc Andropov lên nắm quyền lãnh đạo đã lóe một tia sáng
trên bầu trời u ám. Ông rất có tư chất bẩm sinh, từng tốt nghiệp
đại học, là một người có tri thức. Nhưng thời gian ông làm Tổng Bí
thư quá ngắn, rất khó đưa ra được các nhận định khác về ông. Lên
thay Andropov là Chernenko, cũng chưa thể biểu hiện các ưu điểm
của mình, chưa thể đóng góp gì vào hành lý văn hóa của đảng”.
“Người cuối cùng là Gorbachev. Rõ ràng ông là người có học, ít
nhất có hai văn bằng. Dĩ nhiên, so với Brezhnev và Chernenko, ông
tỏ ra có văn hóa hơn theo nghĩa rộng, nhưng hầu như ông cũng
chẳng khác gì tất cả các đại diện tầng lớp trí thức thế hệ thứ nhất,
ông là người thể hiện truyền thống phương thức sinh hoạt nông
thôn gia truyền vốn có các loại ưu khuyết điểm. Thành tích cao
nhất về lý luận của ông là tài liệu “Cải cách và tư duy” được viết
với danh nghĩa của ông, có thể còn có một số bài nữa, cho dù tôi
biết ông chưa bao giờ tự tay viết từ đầu đến cuối bất cứ thứ nào
cả”.
“Dĩ nhiên, sự thoái hóa về tố chất văn hóa của mấy thế hệ
Tổng Bí thư đảng là do trình độ tổng thể chưa cao của cơ quan cao
nhất trong đảng, vì thế việc lựa chọn Gorbachev là hoàn toàn phù