sản”. Nhà bình luận người Mỹ nhận xét: “Các thành viên giới tinh anh
của đảng và nhà nước Liên Xô đứng trước một hiện thực mâu thuẫn.
Họ nắm quyền lực lớn, oai phong hiển hách, cai quản một trong
hai siêu cường thế giới. Thế nhưng họ bị ràng buộc ở khắp mọi
chỗ. Họ bị cấm tích lũy của cải cá nhân, họ không thể bảo đảm có thể
truyền lại tư cách tinh anh của mình cho đời sau. Điều này đã hạn
chế mức độ gắn bó họ với chế độ”. Và như vậy là trong đội ngũ
tinh anh Liên Xô xuất hiện hiện tượng “Tôi là đảng viên Cộng sản
nhưng tôi không phải là người theo chủ nghĩa cộng sản”, và trong
quần chúng nhân dân Liên Xô thì xuất hiện hiện tượng “Tôi thích
chủ nghĩa xã hội nhưng tôi không hài lòng với đảng Cộng sản”. Như
vậy là nói tầng lớp cán bộ cấp cao đã đánh mất niềm tin vào chủ
nghĩa xã hội còn nhân dân thì mất sự tín nhiệm vào đảng Cộng sản.
Những thay đổi về niềm tin chính trị và tín nhiệm chính trị xuất
hiện tại Liên Xô trước khi nước này tan rã thực đáng để mọi người suy
ngẫm sâu sắc.
Tầng lớp tinh anh chính trị không được trở thành “tầng lớp tài
cán tầm thường”
Đối với một nước lớn , đảng lớn theo chủ nghĩa xã hội, cơ cấu tri
thức, tư tưởng lý luận, trình độ chính trị, năng lực quản lý đảng và
nhà nước của tầng lớp cán bộ cấp cao đảng và nhà nước trực tiếp
liên quan tới vận mệnh của đảng và tiền đồ của nhà nước. Đảng
Cộng sản Liên Xô sụp đổ có một nguyên nhân quan trọng là tập đoàn
tinh anh bị tầm thường hóa, năng lực lãnh tụ đảng bị thoái hóa.
Trong “Ghi chép về sự chìm nổi của Gorbachev”, tác giả, cựu trợ
lý của Gorbachev là Valery Boldin
có viết: “Thật không ngờ một
đảng đang chuẩn bị chúc mừng 100 năm tuổi lại không còn tồn tại
nữa. Một tháng trước đây, chẳng ai có thể nghĩ rằng đảng Cộng sản
Liên Xô, một đảng lớn trên thế giới, từng lãnh đạo một nước lớn đi
qua chặng đường 70 năm, giành được những thành tích rất to lớn,