lãnh đạo Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang
Trạch Dân.
Tinh anh chính trị không được trở thành “tầng lớp thay đổi
niềm tin”
Giới tinh anh chính trị cần đề phòng biến chất từ “loại hình lý
tưởng” sang “loại hình lợi ích”. Quần thể tinh anh chính trị của một
quốc gia tất phải có tín ngưỡng, phải là một đội ngũ những nhân
vật kiểu lý tưởng. Họ phải theo đuổi sự cao cả, phải tôn sùng sự vĩ đại,
phải hướng tới sự vô tư. Đại đa số quần chúng cần có sự tín nhiệm
cao độ đối với quần thể tinh anh của quốc gia và dân tộc mình,
cần hăng hái đi theo họ. Một dân tộc kết hợp được niềm tin kiên
định của giới tinh anh vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc với sự tín
nhiệm của quần chúng đối với giới tinh anh, kết hợp được tinh
thần hiến thân của giới tinh anh cho dân tộc với nhiệt tình của
quần chúng đi theo giới tinh anh thì dân tộc đó nhất định sẽ có thể
sáng tạo được một sự nghiệp vĩ đại. Các nhân vật lãnh tụ như Lenin và
Stalin của Liên Xô, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai của Trung Quốc
đều là những người như vậy.
Tháng 6 năm 1991, các chuyên gia Mỹ nghiên cứu vấn đề Liên
Xô đã áp dụng nhiều biện pháp tiến hành điều tra phân tích
khuynh hướng hình thái ý thức của khoảng 100 nghìn phần tử tinh
anh Liên Xô. Họ rút ra được kết luận: đại đa số phần tử tinh anh
lớp trên của Liên Xô hồi đó đã chuyển biến, trở nên ủng hộ chế độ
tư bản. “Các phần tử tinh anh thời kỳ đầu của Bonsevic gồm
những người cách mạng trung thành”, về sau nhiều người vào đảng
“không phải vì hiến thân cho một hình thái ý thức nào đấy mà là để
theo đuổi lợi ích vật chất và quyền lực”. Tháng 7 năm 1991, một
người từng làm quan chức chính phủ lâu năm khi được hỏi ông có
phải là đảng viên Cộng sản hay không đã trả lời: “Dĩ nhiên tôi là đảng
viên Cộng sản nhưng tôi không phải là người theo chủ nghĩa cộng