Naisbitt cho rằng, Trung Quốc đang sáng lập một mô hình dân chủ
phù hợp lịch sử và tư duy của nước họ, có thể gọi đó là “dân chủ
chiều dọc”, nền dân chủ này có ưu điểm chủ yếu ở chỗ có thể làm
các nhà chính trị thoát khỏi sự ràng buộc của tư duy bầu cử, nhằm
ấn định quy hoạch chiến lược dài hạn. Đặc điểm lớn nhất của dân
chủ chiều dọc kiểu Trung Quốc là sự kết hợp “từ trên xuống
dưới” với “từ dưới lên trên”. Trong môi trường dân chủ đó, sự vận
hành nền chính trị nhà nước không dựa vào sự tranh cử và tranh
chấp của các chính đảng hoặc chính khách đối lập, mà thông qua
việc tầng lớp lãnh đạo hấp thu ý kiến và nhu cầu từ dưới lên trên
để ấn định một cương lĩnh chính thể, và thông qua việc quần chúng
nhân dân từ dưới lên trên tham gia và bàn bạc chính trị đạt được sự
trao đổi theo chiều dọc và thống nhất ý kiến. Nếu Trung Quốc
xây dựng “hệ thống dân chủ chiều ngang” kiểu phương Tây thì sẽ
lãng phí nhiều công sức vào việc tranh đấu tranh cử, sẽ có nhiều
ứ
ng cử viên đưa ra vô số phương án về vấn đề Trung Quốc, dẫn
đến hậu quả làm tình hình Trung Quốc rối loạn, ảnh hưởng tới sự
ổ
n định và hài hòa. Người Trung Quốc hiểu rằng không ai có thể
thay thế đảng Cộng sản, mà đảng cũng không thể thách thức sự nhẫn
nại của nhân dân. Chế độ dân chủ phương Tây cũng không phải là
thứ một thế hệ người có thể xây dựng nên mà phải trải qua mấy
trăm năm phát triển mới dần dần chín muồi.
Phương Tây mong muốn Trung Quốc dùng phương thức đại
nhảy vọt để thực hiện đại dân chủ, nhưng đây cũng là biện pháp làm
Trung Quốc sụp đổ nhanh nhất, rẻ nhất. Công cuộc cải cách thể
chế chính trị Trung Quốc đòi hỏi phải thăm dò tìm được hình thức
thực hiện chế độ thống nhất hữu cơ ba yếu tố: sự lãnh đạo của
đảng, nhân dân làm chủ và nhà nước pháp trị. Bao giờ Trung Quốc
sáng tạo được “nền dân chủ kiểu Trung Quốc” tốt hơn “nền dân
chủ kiểu Mỹ” thì con át chủ bài “dân chủ kiểu Mỹ” sẽ bị mất tác dụng
ngăn chặn chính trị đối với Trung Quốc.