GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 75

50% lực lượng lao động Trung Quốc làm sản xuất nông nghiệp, chỉ
một phần cực nhỏ của kinh tế Trung Quốc là thuộc vào ngành
công nghệ cao. Hồi thập niên 90 thế kỷ XX, chi phí dành cho
nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật của Mỹ bằng 20 lần của
Trung Quốc. Hầu hết vũ khí Trung Quốc lạc hậu sau Mỹ vài chục
năm. Trung Quốc cũng không thể thay đổi thế thua kém về vị trí
địa lý, Trung Quốc bị bao vây bởi các quốc gia có năng lực và động
cơ ngăn chặn họ”.

Bởi vậy, “Trong tương lai có thể dự kiến, nước Mỹ còn chưa thể

đứng trước sự thách thức có tính toàn cầu. Không một quốc gia
hoặc tập đoàn quốc gia nào mong muốn rơi vào tình trạng không
thể không đối địch với Mỹ”. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, “nước
Mỹ dành 5 - 14% GDP vào chi phí quốc phòng và duy trì năng lực
răn đe hạt nhân khổng lồ. Để chứng tỏ quyết tâm và danh dự của
nước Mỹ, 85.000 người Mỹ đã bỏ mạng trong hai cuộc chiến tranh ở
châu Á. Đồng thời nhiều Tổng thống Mỹ đã áp dụng chính sách
bên bờ miệng hố chiến tranh hạt nhân có thể nâng cấp xung đột
thành sự hủy diệt hạt nhân có tính toàn cầu”. “Trong vài chục năm
tới, chưa nước nào có thể kết hợp được toàn bộ các ưu thế về tài
nguyên, vị trí địa lý, tốc độ tăng trưởng kinh tế để tỷ thí cao thấp
với Mỹ”.

Sự bá đạo của “nước Mỹ quán quân”

Biểu hiện xấu nhất của sự bá đạo Mỹ là ở chỗ nước này độc

quyền về địa vị quốc gia quán quân.

Năm 1998, trong báo cáo “Chiến lược an ninh quốc gia thế kỷ

mới”. Mỹ tuyên bố mục tiêu của họ là phải “lãnh đạo toàn thế giới”,
quyết không cho bất cứ nước lớn hoặc tập đoàn quốc gia nào
thách thức địa vị lãnh đạo của Mỹ. Tháng 2 năm 1999, nhà lãnh đạo
Mỹ lại tuyên bố: chỗ đứng của ngoại giao Mỹ trong thế kỷ XXI là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.