Sự tự phụ của nước Mỹ bắt nguồn từ niềm tự tin vào sức mạnh
to lớn của mình, cũng bắt nguồn từ nhận thức cho rằng thế giới
sau đây sẽ khó có thể hình thành một liên minh chống Mỹ.
Trong bài báo đăng trên tạp chí “Ngoại giao”, hai người Mỹ là
Stephen G. Brooks và William C. Wohlforth viết:
“Nhà bình luận chính trị người Đức Josef Joffe từng nói: “Lịch sử
cho ta thấy những quốc gia bá quyền bao giờ cũng gây ra sự tự
kết thúc bản thân. Các cường quốc thế giới xếp hạng thứ 2, 3, 4
sẽ thành lập liên minh đối kháng và trù tính âm mưu đánh bại
quốc gia bá quyền. Điều đó đã được ứng nghiệm ở Napoleon,
cũng như ở Louis XIV, Hitler và Stalin. Bá quyền dẫn tới lực lượng
chống bá quyền càng lớn mạnh hơn, đây là quy luật già cỗi nhất
trong chính trị quốc tế”. Thế nhưng luận điểm nói trên chưa nhận
thức được một vấn đề là địa vị của Mỹ sau chiến tranh có thể hợp
với trào lưu lịch sử. Vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi khiến cho
nước Mỹ không dễ bị tấn công, sự đe dọa của Mỹ đối với các nước
khác cũng nhỏ hơn nhiều so với các quốc gia bá quyền khác.
Mấy nước có khả năng tiềm tàng thách thức Mỹ như Trung Quốc,
Nga, Nhật, Đức đều có tình hình trái ngược với nước Mỹ. Khi các
nước đó tăng cường lực lượng quân sự của mình nhằm chế ngự Mỹ
thì ngược lại họ khó tránh khỏi trở thành mối đe dọa sát sườn đối
với các nước láng giềng. Sức mạnh của Mỹ tuy có thể thu hút nhiều
sự chú ý trên phạm vi toàn cầu, nhưng thông thường các quốc gia
càng quan tâm hơn tới sự bố trí lực lượng trong vùng lân cận của
mình chứ không quan tâm mấy tới thế quân bình có tính toàn
cầu; cho dù bất cứ quốc gia thách thức tiềm tại nói trên phát
động cuộc tấn công trăm phương nghìn kế đối với nước Mỹ thì các
quốc gia trong vùng của nó hầu như tất nhiên sẽ nỗ lực chế ngự
ngăn chặn nó; năng lực tiềm tàng và to lớn của Mỹ về mặt chuyển