chiến tranh lạnh. Trong giai đoạn thứ ba, mâu thuẫn có tính chất
cạnh tranh văn minh, cạnh tranh và hợp tác cùng tồn tại là văn
minh nhất.
Nước Mỹ mắc “Hội chứng tổng hợp quán quân”
Sau khi giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh lạnh, nước
Mỹ chưa vui mừng được mấy năm thì đã phát sinh “Hội chứng tổng
hợp quán quân”, rơi vào tình trạng thần kinh quá nhạy cảm đan xen
nhiều tâm trạng phức tạp như sợ hãi, tự phụ, lo lắng, mâu thuẫn,
khó có thể tự thoát ra khỏi hội chứng này.
Nỗi lo sợ của “nước Mỹ quán quân”
Sau chiến tranh lạnh, Mỹ xác lập mục tiêu chiến lược quốc gia
và lợi ích chiến lược của họ vào việc xây dựng một trật tự quốc tế
mới do Mỹ lãnh đạo, bảo đảm địa vị đặc biệt quốc gia quán quân của
Mỹ không bị đe dọa và thách thức. Mỹ cho rằng sự thách thức lớn
nhất là đến từ đại lục châu Á, cho rằng quốc gia quán quân tiềm
tại thách thức Mỹ thì ở trên đại lục này.
Năm 1997, chiến lược gia người Mỹ là Brzezinski từng nói: sau
chiến tranh lạnh, “nước Mỹ đã vọt lên trở thành nước lớn siêu cường
duy nhất trên thế giới; điều này khiến cho Mỹ cần vạch ra một
chiến lược đại lục Âu - Á hoàn chỉnh, toàn diện”. Bởi lẽ “phần lớn
các quốc gia tương đối tự phụ, tương đối năng nổ về chính trị
đều phân bố trên đại lục Âu - Á; trong lịch sử tất cả các quốc gia
có ý định trở thành cường quốc đều là ở đại lục Âu - Á; các quốc
gia đông dân nhất và có dã tâm làm bá quyền khu vực, như Trung
Quốc và Ấn Độ, cũng đều ở đại lục này. Các quốc gia hình thành
sự thách thức tiềm tàng đối với địa vị bá chủ của Mỹ về chính trị
và kinh tế cũng đều ở đại lục Âu - Á; sáu đại cường quốc kinh tế
xếp hạng ngay sau Mỹ và các quốc gia có chi phí quân sự lớn nhất