chế của quốc gia quán quân đương nhiệm sẽ trở thành hình thức
biểu hiện chủ yếu của cuộc đấu tranh mâu thuẫn giữa hai bên.
Lợi ích chiến lược cơ bản, rủi ro chiến lược và số phận tiền
đồ của quốc gia quán quân và quốc gia quán quân tiềm tại được
tập trung thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa trỗi dậy với ức chế.
Chính sách cân bằng đại lục châu Âu do nước Anh thi hành lâu
nay nhằm mục đích không cho phép trên đại lục châu Âu xuất hiện
một quốc gia quán quân tiềm tại có thể cạnh tranh với nước Anh -
quốc gia quán quân hiện nay. Do áp dụng chiến lược lớn chiến
tranh lạnh, cuối cùng nước Mỹ đã ngăn chặn được việc Liên Xô từ
quốc gia quán quân tiềm tại tiến lên quốc gia quán quân, đây là
một thí dụ điển hình của sự ngăn chặn thành công.
Trong cuộc đấu tranh giữa ngăn chặn với trỗi dậy, phải chăng trỗi
dậy là tiến bộ và trong sáng, ngăn chặn là bảo thủ và phản động?
Vấn đề này cần được phân tích cụ thể. Thí dụ sự trỗi dậy của các
quốc gia phát xít trên thế giới là phản động; sự ngăn chặn các
quốc gia phát xít thì có ý nghĩa tích cực. Trong chiến tranh lạnh,
Liên Xô và Mỹ tiến hành đấu tranh giữa trỗi dậy với ngăn chặn, xét
trên ý nghĩa tranh giành bá quyền thế giới, cuộc đấu tranh đó đi
ngược lại tinh thần thời đại và trào lưu lịch sử của hòa bình và phát
triển. Bởi vậy cần phân biệt tính chất khác nhau của trỗi dậy, cũng
cần phân biệt tính chất khác nhau của ngăn chặn, không phải là
bất cứ sự trỗi dậy nào đều là việc tốt, cũng không phải bất cứ sự
ngăn chặn nào cũng là việc xấu. Cuộc đấu tranh giữa ngăn chặn với
trỗi dậy xảy ra trong lịch sử thế giới từ thế kỷ XX trở đi chủ yếu
trải qua hai giai đoạn: một là hai nước Anh, Mỹ nhằm vào hai nước
Đức, Nhật và hai là Mỹ nhằm vào Liên Xô. Có người nói mấy chục
năm tới, nước Mỹ sẽ bao vây và ngăn chặn Trung Quốc, đây sẽ là
giai đoạn thứ ba. Mâu thuẫn trong các giai đoạn một và hai đều có
tính đối kháng, thủ đoạn giải quyết mâu thuẫn là chiến tranh và