cũng đều ở đại lục Âu - Á; trong số các quốc gia hạt nhân lớn công
khai, chỉ có một nước ở đại lục Âu - Á. Đại lục này chiếm 75% số
dân toàn thế giới, hơn 60% GDP toàn thế giới và 75% dự trữ năng
lượng của thế giới. Sức mạnh của các quốc gia trên đại lục Âu - Á
cộng lại thậm chí còn vượt cả nước Mỹ”. Vì “đại lục Âu - Á nằm trên
đường trục của thế giới nên quốc gia nào kiểm soát được đại lục Âu
- Á thì có thể có ảnh hưởng quyết định đối với hai trong số ba khu
vực lớn có năng lực kinh tế mạnh nhất thế giới - Tây Âu và Đông
Á. Xem bản đồ thế giới là đủ hiểu, quốc gia nào kiểm soát được đại
lục Âu - Á thì hầu như sẽ tự động kiểm soát được Trung Đông và
châu Phi. Vì đại lục Âu - Á hiện nay đóng vai trò bàn cờ địa chính trị
có ý nghĩa quyết định, việc sức mạnh của đại lục Âu - Á được phân
phối như thế nào sẽ có ý nghĩa quan trọng quyết định đối với địa
vị và di sản lịch sử của nước lớn nhất thế giới là Mỹ“.
Theo quan điểm của Brzezinski, địa vị nước lớn nhất thế giới
của Mỹ là lợi ích quốc gia chủ yếu của Mỹ; thực chất chiến lược
toàn cầu của Mỹ là không cho phép xuất hiện bất cứ cường quốc
thế giới nào có thể đối chọi với Mỹ. Nếu đã khẳng định quốc gia
quán quân tiềm tại sẽ xuất hiện tại đại lục Âu - Á, thế thì Mỹ tất
phải tiến hành đề phòng về chiến lược. Brzezinski cho rằng Mỹ
phải vạch ra chiến lược địa chính trị có thể tiếp tục thực thi tại đại
lục Âu - Á, gồm cả chiến lược ngắn hạn khoảng 5 năm, chiến lược
trung hạn khoảng 20 năm và chiến lược dài hạn trên 20 năm,
“nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện một liên minh đối địch cuối cùng
có thể thách thức địa vị quan trọng số một của nước Mỹ, càng chưa
cần nói bất kỳ quốc gia nào có ý định thách thức Mỹ, cho dù khả
năng ấy không có gì đáng kể”. Qua đây có thể thấy nước Mỹ đã
mắc phải “Hội chứng sợ quán quân” - nỗi sợ hãi quốc gia quán
quân tiềm tại xuất hiện ở vùng Âu - Á.
Sự tự phụ của “nước Mỹ quán quân”