Con đường Tơ lụa ngày xưa
T
ất cả bản đồ trong sách này được lấy từ bản gốc tiếng Anh China's Asian
Dream: Empire Building along the New Silk Road của Tom Miller, Zed
Books, London 2017 – BT.
Ta hãy bắt đầu bằng một thí nghiệm tưởng tượng.
Thời gian là vào năm 2050. Châu Âu, từng là nền văn minh thịnh
vượng và tân tiến nhất trái đất, giờ đây đang biểu lộ một số dấu hiệu sút
kém. Hàng triệu du khách đổ về các viện bảo tàng ở Paris và Rome, nhưng
thế giới hiện đại đang bỏ qua châu Âu. Công nghệ của châu Âu đã lạc hậu,
rõ ràng thua những sáng chế cách tân đến từ Trung Quốc. Nền kinh tế một
thời hùng cường của Liên minh Châu Âu nay đang sa sút, cư dân Âu châu
nghiện mạng truyền thông xã hội và những khoản tiền cứu tế của nhà nước.
Những kẻ nổi loạn theo đạo Islam (đạo Hồi) đã thiết lập một khu vực
caliphate
bạo tàn ở London, và các nhà đương cục đang ra sức trấn áp
khu vực này. Hai mươi triệu người mất mạng trong vụ thảm sát tiếp theo
đó.
Qua nhanh một trăm năm sau. Châu Âu đang tả tơi, bị thiêu rụi sau
gần hai thập niên chiến tranh và chịu sự chiếm đóng của Hoa Kỳ, một đồng
minh cũ của họ. Thêm hai mươi triệu người Âu châu thiệt mạng. Trung
Quốc đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh bằng cách bắn các quả tên lửa
hạt nhân vào nước Hoa Kỳ và ngự ở vị thế tối cao. Châu Âu lúc này chỉ là
một tay chơi nhỏ mọn trong một trật tự toàn cầu mà dẫn đầu là các quốc gia
châu Á – Thái Bình Dương, với thủ phủ thực sự nằm ở Bắc Kinh. Chính
quyền mới của châu Âu đã nguyện thề tái xây dựng lục địa đang âm ỉ cháy
này thành một chốn không tưởng theo lối sinh hoạt cộng đồng, tuy vậy siêu
cường quốc toàn cầu – Trung Quốc – lại là một nước hung hãn. Liên minh
Châu Âu của Nhân dân (The People’s European Union) vẫn kiên quyết theo
ý mình, bế quan tỏa cảng trước thế giới…
Cái tương lai đậm chất dystopia
này nghe như một bộ phim kinh dị,
nhưng nó cho ta một cảnh huống tương tự như những gì đã xảy đến với