Trung Quốc từ lúc bắt đầu cuộc Chiến tranh nha phiến thứ nhất năm 1839
cho đến lúc Ðảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) củng cố quyền lực vào thập
niên 1950. Việc Trung Quốc bị coi thường là điều cực kì trái mong đợi và
gây hoang mang.
Năm 1800, Trung Quốc tự xem mình như được trời phù hộ, như một
cường quốc vĩ đại nhất và là nền văn minh đi đầu thế giới – tựa như các
quốc gia lớn Âu châu tự nhìn nhận mình hồi năm 1900 sau này. Trong vũ
trụ quan Trung Hoa cổ điển, Trung Quốc nằm ở trung tâm thế giới: Từ
chính cái tên của nước này, Trung Quốc (
中国), nghĩa đen là “đất nước
nằm ở giữa”. Còn có tên gọi nên thơ là “
天 朝 (Thiên triều/ Celestial
Empire)”, Trung Quốc lấp đầy phạm vi trung tâm bên trong ba hình tròn
đồng tâm. Hình tròn thứ nhì chứa các chư hầu và triều cống, chẳng hạn như
Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, tất thảy đều là một phần của thế giới
Nho giáo Trung Hoa. Hình tròn thứ ba thuộc dạng mông muội, dành riêng
cho người ngoại quốc – được biết với tên gọi “barbarian (man di)” trong
một số bản dịch tiếng Anh – những người chưa được nền văn minh Trung
Hoa giáo hóa.
Sức mạnh của Trung Quốc đạt đến đỉnh điểm trong nhiều thập niên
trước năm 1800. Triều Thanh trước đó đã nghiền nát các vương quốc nhỏ
hơn ở phía Bắc và phía Tây, gom các vương quốc đó vào một đế quốc được
mở rộng bội phần. Ðế quốc này bao gồm Tây Tạng, Mông Cổ và một vùng
khá lớn ở vùng trung tâm châu Á, mà Trung Quốc đã đổi tên thành Tân
Cương (nghĩa đen là “cương vực mới”). Trung Quốc đã kiểm soát các mối
bang giao với Ðế quốc Nga, các vương quốc vùng Ðông Nam Á, và vương
quốc Nepal nằm cạnh Himalaya. Các nhà nước tiếp giáp, từ Miến Ðiện đến
Triều Tiên, đều công nhận sự vượt trội của Trung Quốc, và thường dâng
cống phẩm cho Thanh triều. Ðây không chỉ đơn giản là chuyện khấu đầu
trước vị hoàng đế vĩ đại ở Bắc Kinh, mối quan hệ này còn đem lại những
mối lợi chung, đáng chú ý là ở địa hạt giao thương.
Nhà nước Trung Hoa, vẫn vẹn toàn sau 2.000 năm kể từ lần đầu thống
nhất, lúc bấy giờ không có địch thủ. Với dân số 328 triệu dân, Ðế quốc nhà