Lệ phi có xuất thân từ thương nhân, nhà mẹ đẻ có vài tửu lâu rất nổi
danh tại Giang Nam, lúc bấy giờ được hoàng thượng thịnh sủng, ăn uống
đều rất ngon lành tinh xảo.
Sau này không còn ân sủng nữa, cái khác có thể nhịn nhưng riêng việc
ăn uống lại không thể nhịn được.
Niếp Thanh Lân không thừa hưởng tính tình của Lệ phi, nhưng giọng
nói mềm mại lại giống hệt mẫu phi. Hơn nữa phải giả thành nam tử, Lệ phi
sợ nàng ăn nhiều sẽ trưởng thành quá nhanh, lộ ra đường cong của nữ nhi,
cho nên vẫn chỉ cho ăn năm phần no.
Nếu số lượng đã không đủ, vậy phải dùng độ ngon miệng bù vào.
Mặc dù bản tính trời sinh của Niếp Thanh Lân là luôn tích cực, nhưng
trong lòng tự biết lúc này tính mạng của mình sẽ không kéo dài. Sinh mệnh
ngắn ngủi nếu so với một ngày ba bữa, thời gian một năm cũng giống như
sợi mì non mềm, càng kéo càng dài.
Thiếu niên Thiên tử tự nhận là mình không có thủ đoạn lật gió gây mưa
như Vệ Thái phó, chỉ có thể thật thà ăn một ngày ba bữa, mới giữ vững tinh
thần làm tốt vai trò con rối.
Nguyên liệu dụng cụ nấu ăn trong tẩm cung Hoàng đế không bằng
trong Quang Ân cung lúc xưa, quan trọng nhất là cũng không có cái bếp nhỏ
nào.
May mà sắp vào đông, nội thị giám đã đưa chậu than tới. Chỉ cải tạo
một chút, hâm nóng thức ăn cũng không khó khăn gì.
Sau ngày tế tổ, trận tuyết đầu đông phủ xuống.
Niếp Thanh Lân vốn đã sớm rời giường rửa mặt chải đầu sửa sang quần
áo, tóc cũng đã buộc xong, đang vén tay áo chờ lên loan giá đi lâm triều.
Nhưng giày vò một trận xong, lại không chờ được loan giá của Thái phó.
Sau khi An Xảo Nhi bảo tiểu thái giám đi thúc giục, một đại thái giám
chạy vặt mới lười biếng đi đến truyền khẩu dụ của Thái phó, nói là trời lạnh