sủng ái bởi mới mẻ, giống như con kiến tranh thủ kiếm chút phúc lợi nho
nhỏ.
Thái phó đại nhân, ban cho trẫm một chỗ tòa nhà đi! Phía sau nhà tốt
nhất là có vạn mẫu ruộng tốt, trẫm sẽ cố gắng học khai khẩn cày cấy, mùa
xuân gieo trồng cất giữ cho mùa đông, làm một người dân tốt hàng năm đều
sẽ nộp thuế!
Sau thấy Thái phó cho Nguyễn công công truyền đạt lại ý tứ của mình,
ý nói kỳ hạn chịu tang của Hoàng thượng chưa hết, bi thương đau khổ chưa
qua, không có tâm trạng để chủ trì việc triều chính. Niếp Thanh Lân lập tức
ngầm hiểu, liền viết một bài “Nhớ cha”, nhân lúc có mặt tất cả các cựu thần,
đến hôm tế tổ, vừa khóc vừa đọc diễn cảm, sau đó giao phó cho Thái phó
tiếp tục thay mình chủ trì quốc sự ba năm.
Ngô các lão đi theo phía sau cũng vừa khóc vừa cầu xin Hoàng thượng:
“Thần biết Hoàng thượng hiếu thảo, nhưng nước không thể không có vua!”
Trong lòng Niếp Thanh Lân thầm nói: Các lão thật là hồ đồ, nếu trẫm
không tẫn hiếu với phụ hoàng, thì sẽ phải đi vào trong phủ của Thái phó tẫn
hiếu với hắn, cũng chỉ có thể xin lỗi Ngô đại nhân.
Kết quả khuôn mặt Thái phó trầm xuống, tức giận đuổi Ngô Cảnh Lâm
đang nói bừa ra khỏi tổ miếu, sau đó bắt ở nhà tự đóng cửa sám hối, tính
toán khoảng một năm sẽ không phải nhìn thấy Các lão.
Việc đó ngay cả Hoàng đế cũng không thể giúp được gì.
Nói đến trồng trọt, cày ruộng tưới nước là điều không thể thiếu. Nhưng
các thôn xóm xung quanh kinh thành mấy năm nay đều bị thiếu nước. Tuy
vậy nhưng hôm nay việc thiếu nước đã không còn rắc rối nữa, vì công bộ đã
phái đến đây một vị Thị Lang tốt!
Mấy năm gần đây công bộ bị Thái phó mắng rất thậm tệ, khiến những
người đồng liêu vừa bước vào cửa nha môn thì cả sắc mặt lẫn tinh thần đều
chán nản, như cha mẹ chết vậy. Mỗi sáng sớm những tên quan viên phụ
trách các vấn đề kênh đào đều giống như những đứa trẻ không chịu đi học,
chỉ muốn ở trong lòng thê thiếp khóc một trận, rồi vẫn phải vào triều gặp