Thái phó. Sau khoa thi vừa rồi, có một Tả Thị Lang mơi tới, trong lòng
nhóm lão nhất thời buông lỏng, khoái trá đem hết mọi chuyện vặt vãnh liên
quan đến kênh đào nước tưới ở ngoài kinh thành giao cho Cát Thanh Viễn.
Tiểu Cát đại nhân này rất có phong thái quan phụ mẫu, cúi đầu nhẫn
nhịn nhận lấy đống khoai lang phỏng tay này. Khí thế hừng hực đi đến khu
vực sông đào xung quanh kinh thành để nhậm chức.
Một tháng sau, chính là đại điển “Giao tế”.
Ở bên ngoài kinh thành hoàng thất Đại Ngụy có hành cung Hương
Diệu Sơn, là nơi nghỉ của Hoàng đế khi đến mùa hè, cũng là nơi cử hành lẽ
cúng tế Thần Nông – lễ “Giao tế”, bên ngoài hành cung có một khu đất
ruộng của hoàng gia, bên trong trồng các loại ngũ cốc đặc biệt, đến mùa
xuân, Hoàng đế dẫn theo phi tử và các hoàng tử tới đây,vung cuốc cày cấy,
trồng trọt ba ngày, xem như là Hoàng gia tuân thủ theo nghi lễ cổ xưa “Thủ
tài vu địa, thủ pháp vô thiên*”.
(*) Kiếm tiền từ đất, nhờ phước trời ban: Ý nghĩa của câu này là hy
vọng trời cao có thể bao phước lành cho dân chúng
Thủ tài vu địa: Đất đai chứa vạn vật, là sự sống của nhân loại, là điểm
khởi đầu cho sinh sả n.
Thủ pháp vu thiên: “Phép” ở cổ đại đa số hiến tế, khẩn cầu trời xanh
giáng xuống phúc lành cho dân.
Bởi vì chuyện bị tập kích ở quan đạo lúc trước, Vệ hầu không thích để
Thánh Thượng rời cung.
Nhưng mấy năm gần nhất liên tục bị hạn hán, nơi gặp nạn nghiêm
trọng nhất là Quan Trung, gần đây còn có một đám dân chạy nạn lên núi làm
thổ phỉ, dựng cờ náo loạn muốn tạo phản. Nếu như Thánh thượng vắng mặt
tại đại điển “Giao tế”, lại càng dễ dàng để kêu than ầm ĩ.
Khâu Minh Nghiêm phụ trách diệt trừ phản loạn ở khu vực này khuyên
can Thái phó nói: “Xin Thái phó ổn định lòng dân, Giao tế không thể bị bỏ
dở...”