kinh doanh những vật phẩm, trang sức dành riêng cho nữ nhi này, cho dù có
trút cạn hầu bao cũng vẫn còn chưa thỏa mãn.
Xe ngựa của công chúa không có đi vào trong phố mà đi vòng ra đằn
sau miếu.
Miếu Nguyệt Lão có hai cửa, cửa trước là cửa để đón tiếp những dân
chúng bình thường, cửa sau để đón tiếp các vương hầu quyền quý.
Từ xa xưa, những người đi vào bằng cửa sau đều muốn Nguyệt lão chỉ
dẫn cho con đường tìm được một mối nhân duyên tốt đẹp, những người bày
ra quy định này đúng là cũng suy tính cẩn thận. Sau khi bước vào cửa sau
của miếu, từng cọng cây, từng ngọn cỏ không có loại nào không tinh tế đặc
biệt, trong viện có hai gốc cây muồng cao lớn đều đã trăm tuổi, quấn quanh
thân cây to lớn là vô số những tấm vải đỏ dùng để cầu nguyện, giống như
treo đầy những quả ớt vậy. Xuyên qua hai gốc cây cổ thụ to già cỗi quấn
quýt lấy nhau như vợ chồng keo sơn, là nội đường nguy nga lộng lẫy, ngay
cả chỗ thờ cúng Nguyệt lão cũng như được dát vàng khảm ngọc, ám chỉ
lương duyên bền như vàng kim sáng trong như ngọc.
Lúc hai vị công chúa xuống xe, thì nhìn thấy có mấy vị phu nhân
vương hầu dẫn theo nữ nhi của mình đi về phía trước cửa miếu cung kính
chờ đợi làm lễ. Khi các vị phu nhân đưa mắt nhìn qua, đầu tiên là nhìn thấy
một vị thiếu nữ mặc hồng y bước xuống từ chiếc xe ngựa khói bay lượn lờ.
Vị này quý khí bức người, vừa xinh đẹp vừa sang trọng, đây chẳng phải
là Vĩnh An công chúa đã từng bị Thái phó tống vào thiên lao trong truyền
thuyết sao! Khuôn mặt nhỏ nhắn kia vừa nhìn thì biết là mới dậy thì không
lâu, rất trơn bóng, nhưng cách ăn mặc lại giống như các tiểu thư khuê các
bình thường khác, từ đầu đến chân cũng không thấy có điểm gì mới lạ đặc
biệt.
Nghĩ đến bè cánh Cát thị bị đánh rơi đài, một nhà Cát Thanh Viễn làm
liên lụy đến cửu tộc, người thì bị tịch thu tài sản người thì bị giết do phạm
tội. Mà vô số các thế gia quan viên trong triều đều có liên quan, chỉ cần dính
một chút cũng đều bị kết tội. Nhưng nương tử của Cát Thanh Viễn này, cũng