Brian Greene
Giai điệu giây và bản giao hưởng vũ trụ
Phần IV - Lý thuyết dây và cấu trúc của không thời gian
Chương 10 - Hình học lượng tử (6)
George và Gracie, sau khi bị ép phẳng thành sinh vật hai chiều và sinh
sống trong vũ trụ ống nước với tư cách là hai giáo sư vật lý. Sau khi đã lắp
đặt hai phòng thí nghiệm cạnh tranh nhau, mỗi người đều tuyên bố rằng
mình đã xác định được kích thước của chiều cuộn tròn lại...
Một cuộc tranh luận
George và Gracie, sau khi bị ép phẳng thành sinh vật hai chiều và sinh sống
trong vũ trụ ống nước với tư cách là hai giáo sư vật lý. Sau khi đã lắp đặt
hai phòng thí nghiệm cạnh tranh nhau, mỗi người đều tuyên bố rằng mình
đã xác định được kích thước của chiều cuộn tròn lại. Thật là ngạc nhiên,
mặc dù cả hai người đều nổi tiếng tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm
với độ chính xác rất cao, nhưng những kết quả của họ lại không phù hợp
với nhau. George tuyên bố rằng bán kính của chiều cuộn tròn là R = 10 lần
chiều dài Planck, còn Gracie lại tuyên bố rằng bán kính đó là R = 1/10
chiều dài Planck.
“Này Gracie, - George nói - dựa trên những tính toán của tôi theo lý thuyết
dây, tôi biết rằng nếu chiều cuộn tròn có bán kính là 10, thì tôi hy vọng sẽ
thấy các dây có năng lượng được liệt kê trong bảng 10.1. Tôi đã tiến hành
những thí nghiệm rất quy mô trên máy gia tốc mới trong vùng năng lượng
Planck và kết quả cho thấy rằng những tiên đoán của tôi đã được xác nhận
một cách chính xác. Do đó, tôi khẳng định một cách chắc chắn rằng chiều
cuộn tròn có bán kính R = 10”. Để bảo vệ ý kiến của mình, Gracie cũng
đưa ra những nhận xét hệt như vậy, chỉ có điều kết luận của cô bây giờ lại
là: bán kính chiều cuộn tròn là R = 1/10, nên bản liệt kê năng lượng sẽ như
trong bảng 10.2.
Tuy nhiên, trong khoảnh khắc loé sáng, Gracie chỉ cho George thấy rằng
hai bảng thoạt nhìn là khác nhau, nhưng thực chất là đồng nhất với nhau.
Bây giờ, George, người xưa nay vốn không nhanh nhạy bằng Gracie, đáp: