GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 103

chồng lên nhau; những nơi mà thuyền dập dềnh nhỏ nhất hoặc gần như
đứng yên là ở đó đỉnh của sóng từ khe này chồng lên hõm sóng tới từ khe
kia và chúng sẽ khử lẫn nhau.

Vì tấm kính ảnh ghi lại nó bị ánh sáng tới làm cho “dập dềnh” mạnh tới
mức nào, nên nếu áp dụng y xì những lập luận ở trên cho các sóng ánh
sáng, thì ta sẽ thấy rằng, khi cả hai khe đều mở, bức ảnh mà ta chụp được
sẽ nhìn

Hình 4.8 Nếu ánh sáng là sóng, thì khi cả hai khe đều mở, sẽ có sự giao
thoa giữa các sóng tới từ hai khe.giống như trên Hình 4.8. Những vùng
sáng nhất trên Hình 4.8 là những nơi các đỉnh (hoặc hõm) sóng tới từ hai
khe chồng lên nhau. Còn những vùng tối là những nơi mà đỉnh sóng tới từ
khe này chồng lên hõm sóng tới từ khe kia và triệt tiêu lẫn nhau. Dãy
những vạch sáng và tối xen kẽ nhau được gọi là bức tranh các vân giao
thoa. Hiển nhiên, bức ảnh này khác hẳn với bức ảnh trên Hình 4.6 và như
vậy là ta có một thí nghiệm phân biệt được quan niệm hạt và quan niệm
sóng về ánh sáng. Young đã thực hiện thí nghiệm trên và những kết quả của
ông hoàn toàn phù hợp với Hình 4.8, do đó nó khẳng định tính đúng đắn
của quan niệm sóng. Như vậy, quan niệm hạt về ánh sáng của Newton đã
thất bại (mặc dù cũng phải mất một thời gian khá dài nữa các nhà vật lý
mới chấp nhận điều đó). Và sau đó, Maxwell đã xây dựng một cơ sở toán
học vững chắc cho quan điểm sóng vừa chiến thắng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.