thức luận cơ học lượng tử của Feynman đều chứng tỏ ngược lại.
Những cách giải thích khác nhau về một cuốn sách hay một bộ phim có thể
khá bổ ích trong việc giúp chúng ta hiểu được những khía cạnh khác nhau
của tác phẩm, điều này cũng đúng đối với những cách tiếp cận khác nhau
của cơ học lượng tử. Mặc dù những tiên đoán của các cách tiếp cận này
hoàn toàn phù hợp với nhau, nhưng phương pháp hàm sóng và phương
pháp lấy tổng theo các quỹ đạo khả dĩ của Feynman sẽ cho chúng ta những
cách hiểu khác nhau về những gì diễn ra. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây,
đối với một số ứng dụng, phương pháp này hay phương pháp kia đều cho
chúng ta một khuôn khổ giải thích vô giá.
Điều đáng lưu ý là, cách tiếp cận cơ học lượng tử của Feynman có thể
được dùng để suy ra cách tiếp cận dựa trên các hàm sóng và ngược lại; do
đó hai cách tiếp cận là hoàn toàn tương đương. Tuy nhiên, các khái niệm,
ngôn ngữ và các giải thích của hai cách tiếp cận đó lại khá khác nhau, mặc
dù các kết quả của chúng là hoàn toàn như nhau.
Richard Feynman, QED: The Strange Theory of Light and Matter
(Princeton: Princeton University Press, 1988).