cũng đã mô tả cho chúng ta thấy không chỉ những cuộc cách mạng về khái
niệm đã làm nảy sinh ra lý thuyết này mà còn cả những con đường sai lầm
và những ngõ cụt, nghĩa là cho chúng ta thấy con đường phát triển quanh
co của khoa học. Vốn là người trực tiếp tham gia phát triển lý thuyết dây,
Brian Greene xứng đáng là người hướng dẫn lý tưởng để dẫn dắt chúng ta
lần theo những con đường khúc khuỷu của đề tài này. Mặc dù, hết sức nhiệt
thành với lý thuyết dây, nhưng Greene cũng không hề che dấu những đám
mây đen làm u ám phong cảnh. Lý thuyết dây còn lâu mới có thể hoàn
chỉnh và con đường cần phải đi để tới được đích cuối cùng sẽ còn rất dài và
cực kỳ gian khó. Mặt khác, nó còn được bao bọc trong một bức màn toán
học dầy đặc và trừu tượng tới mức thách thức những nhà vật lý tài năng
nhất hiện thời. Cuối cùng, lý thuyết này còn chưa bao giờ được kiểm chứng
bằng thực nghiệm, bởi vì những hiện tượng mà nó tiên đoán diễn ra ở
những năng lượng vượt quá xa năng lượng mà những máy gia tốc hạt hiện
nay có thể đạt được. Vậy là bản giao hưởng của các dây vẫn còn dang dở.
Liệu nó mãi mãi dang dở như thế hay không ? Brian Greene trả lời là
không. Nhưng chỉ có tương lai mới nói được điều đó với chúng ta.
Trịnh Xuân Thuận
Paris, tháng 6 năm 2000.
Bản dịch sau đây của Phạm Văn Thiều, Nhà xuất bản Trẻ, năm 2000