GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 10

và có tên là Ngân Hà, trên một hành tinh ở gần ngôi sao có tên là Mặt Trời,
xuất hiện con người có khả năng biết kinh ngạc trước vẻ đẹp và sự hài hòa
của Vũ trụ, có ý thức và có trí tuệ cho phép nó có thể đặt ra những câu hỏi
về Vũ trụ đã sinh ra nó. Như vậy là cái vô cùng bé đã sinh nở ra cái vô
cùng lớn.

Để hiểu được nguồn gốc của Vũ trụ và do đó cả nguồn gốc

của riêng chúng ta nữa, chúng ta cần có một lý thuyết vật lý có khả
năng thống nhất cơ học lượng tử với thuyết tương đối và mô tả được
tình huống trong đó cả bốn lực cơ bản đều bình đẳng với nhau.

Nhưng nhiệm vụ thống nhất đó không phải dễ dàng gì, bởi lẽ có sự không
tương thích cơ bản giữa cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng trong vấn
đề liên quan tới hình học của không gian, điều mà Brian Greene đã mô tả
rất hay. Theo thuyết tương đối, không gian ở thang rất lớn, nơi triển khai
các thiên hà và các ngôi sao, là trơn và hoàn toàn không có những chỗ sần
sùi và gai góc. Trái lại, không gian ở thang nội nguyên tử của cơ học lượng
tử lại không trơn tru mà trở thành một loại mút xốp không có hình hạng xác
định, đầy rẫy những lượn sóng và những điểm kỳ dị, xuất hiện rồi lại biến
mất trong những khoảng thời gian vô cùng nhỏ, luôn luôn chuyển động và
luôn luôn thay đổi. Độ cong và tôpô của thứ mút lượng tử này là hỗn độn
và chỉ có thể mô tả được thông qua xác suất. Một bức tranh thuộc trường
phái họa điểm của Seurat, khi mà ta xem gần, sẽ thấy nó được phân tách
thành hàng ngàn những điểm màu sặc sỡ, tương tự như vậy, ở thang nội
nguyên tử, không gian được phân hóa thành các thăng giáng và trở nên có
tính chất ngẫu nhiên. Sự không tương thích giữa hai lý thuyết này khiến
cho chúng ta không thể ngoại suy những định luật của thuyết tương đối tới
tận điểm “thời gian zero” của Vũ trụ, tức là thời điểm sáng tạo ra không
gian và thời gian. Những định luật của thuyết tương đối sẽ hoàn toàn mất
chỗ đứng ở thời điểm vô cùng bé 10-41 giây sau Big Bang, còn được gọi là
“thời gian Planck”. Ở thời điểm đó, Vũ trụ chỉ có đường kính bằng 10-
33cm (được gọi là “chiều dài Planck”), tức là nhỏ hơn một nguyên tử cả 10
triệu tỷ tỷ lần. Như vậy là bức tường Planck đã được dựng lên để chắn
ngang con đường tiến tới sự nhận thức nguồn gốc của Vũ trụ.
Được đặt trước sự thách thức, các nhà vật lý đã lao tâm khổ tứ nhằm vượt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.