qua bức tường chắn đó. Họ đã nỗ lực phi thường để tìm kiếm cái mà người
ta gọi một cách hơi đại ngôn là “lý thuyết về tất cả”, một lý thuyết thống
nhất bốn lực của tự nhiên thành một “siêu lực” duy nhất. Năm 1967, nhà
vật lý người Mỹ Steven Weinberg và nhà vật lý người Pakistan Abdus
Salam đã thống nhất được lực điện từ và lực hạt nhân yếu thành một lực
điện-yếu. Các lý thuyết “thống nhất lớn” dường như đã có thể thống nhất
được lực hạt nhân mạnh và lực điện-yếu. Trong một thời gian rất dài, lực
hấp dẫn vẫn ương bướng từ chối mọi sự hợp nhất với các lực khác. Cho tới
khi xuất hiện lý thuyết dây, “nữ nhân vật” của cuốn sách này.
Theo lý thuyết dây, các hạt không còn là những phần tử cơ bản nữa mà
chỉ là những dao động của một dây vô cùng nhỏ có chiều dài cỡ 10-
33cm, tức chiều dài Planck.
Các hạt của vật chất và ánh sáng chuyển tải
các lực (chẳng hạn như photon là hạt truyền lực điện từ) liên kết các phần
tử của thế giới với nhau và làm cho nó biến đổi. Tất cả những điều đó chỉ là
các biểu hiện khác nhau của các dây. Nhưng một điều kỳ diệu là, hạt
graviton – hạt truyền lực hấp dẫn – cũng ở trong số những biểu hiện đó.
Như vậy, sự thống nhất giữa lực hấp dẫn và ba lực còn lại đã tỏ ra là có thể
thực hiện được. Hoàn toàn giống như sự dao động của các dây đàn violon
tạo ra những âm thanh khác nhau cùng với các họa âm của chúng, âm thanh
và các họa âm của các siêu dây cũng được thể hiện trong tự nhiên và đối
với các dụng cụ đo của chúng ta, dưới dạng các hạt photon, proton, nơton,
electron, graviton v.v... Những siêu dây rung động ở khắp nơi xung quanh
chúng ta và thế giới chỉ là một bản giao hưởng bát ngát. Theo một phương
án của lý thuyết, các siêu dây dao động trong một vũ trụ có chín chiều
không gian. Trong một phương án khác, chúng dao động trong một vũ trụ
hai mươi lăm chiều. Vì chúng ta chỉ cảm nhận được ba chiều không gian,
nên cần phải giả thiết rằng những chiều bổ sung đó được cuộn lại cho đến
khi nhỏ tới mức chúng ta không còn cảm nhận được nữa.
Brian Greene đã kể cho chúng ta một cách rất sinh động và tài năng về
sự ra đời và phát triển của lý thuyết siêu dây. Với một văn phong sáng
sủa và truyền cảm, ông đã chỉ cho chúng ta thấy lý thuyết này đã mở
đường để dung hoà cơ lượng tử với thuyết tương đối như thế nào.
Ông