GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 147

rộng và cơ học lượng tử, việc chọn hệ đơn vị xuất hiện một cách tự nhiên
theo cách sau. Thuyết tương đối rộng dựa trên hai hằng số tự nhiên là vận
tốc ánh sáng c và hằng số hấp dẫn G của Newton, còn cơ học lượng tử phụ
thuộc vào một hằng số tự nhiên là h. Bằng cách xem xét thứ nguyên của
các hằng số đó (ví dụ c là vận tốc nên bằng chiều dài chia cho thời gian,
v.v…) ta có thể thấy rằng tổ hợp h thực sự có thứ nguyên chiều dài. Thay
giá trị của các hằng số vào, ta nhận được giá trị 1,616, 10-33cm. Đây chính
là chiều dài Planck. Đây chính là thang đo hay đơn vị tự nhiên của chiều
dài trong bất kỳ lý thuyết nào có ý định sáp nhập thuyết tương đối rộng và
cơ học lượng tử. Trong phần nội dung chính của cuốn sách chúng tôi chỉ
lấy giá trị gần đúng của giá trị vừa tính được ở trên.

[3]

Hiện nay ngoài lý thuyết dây, còn có hai cách tiếp cận nhằm sáp nhập

thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử đang được theo đuổi rất ráo riết.
Một cách tiếp cận được dẫn dắt bởi Roger Penrose ở Đại học Oford và
được biết tới với tên gọi là lý thuyết “twistor”. Cách tiếp cận thứ hai - được
gợi ý một phần bởi các công trình của Penrose - được dẫn dắt bởi Abhay
Ashtekar thuộc Đại học quốc gia Pennsylvania và được biết tới dưới cái tên
phương pháp các biến mới. Mặc dù hai cách tiếp cận đó không được bàn
đến trong cuốn sách này, nhưng ngày càng có những dấu hiệu khiến người
ta ngờ rằng hai cách tiếp cận này có mối liên hệ sâu xa với lý thuyết dây và
cũng có thể là, cùng với lý thuyết dây, ba cách tiếp cận đó cuối cùng sẽ dẫn
tới một giải pháp để sáp nhập thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.