urani, coban...
Trong suốt thế kỷ trước, các nhà vật lý cũng đã phát hiện ra hai điểm chung
của tất cả các lực cơ bản. Thứ nhất, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 5, ở
mức vi mô, mỗi một lực đều tương ứng với một loại hạt mà ta có thể hiểu
như là một “bó” nhỏ nhất của lực đó. Nếu bạn bắn một chùm laser – tức
cũng là một chùm tia của bức xạ điện từ – thì có nghĩa là bạn đã bắn một
chùm hạt photon – những bó nhỏ nhất của tương tác điện từ. Cũng tương
tự, các lực yếu và mạnh có các bó sơ cấp tương ứng là các hạt boson yếu và
các hạt gluon. (Cái tên gluon ở đây là rất gợi: chúng có thể được xem như
là các thành phần vi mô của một “chất keo” (tiếng Anh là glue) đảm bảo sự
gắn kết của các hạt nhân nguyên tử). Ngay từ năm 1984, các nhà thực
nghiệm đã xác lập được sự tồn tại cũng như tính chất của ba loại “hạt tương
tác” (xem Bảng 1.2). Còn graviton – hạt tương tác gắn với lực hấp dẫn,
mặc dù còn chưa có những khẳng định bằng thực nghiệm, nhưng các nhà
vật lý hầu như đã tin vào sự tồn tại của chúng
Bảng 1.2. Đối với mỗi lực cơ bản đều cho hạt tương tác tương ứng và khối
lượng của nó (tính theo đơn vị là khối lượng của proton). Đối với lực hạt
nhân yếu, có nhiều hạt tương tác với khối lượng nhận một trong hai giá trị
cho trong bảng. Sự không có khối lượng của graviton vẫn chỉ là giả thuyết.
Điểm chung thứ hai của tất cả các lực cơ bản liên quan tới các “tích”:
cũng hệt như khối lượng của các hạt do tác dụng của lực hấp dẫn lên nó,
điện tích xác định cường độ của lực điện từ tác dụng lên hạt, các hạt mang
“tích yếu” hoặc “tích mạnh” là những tính xác định cường độ của các lực
yếu và lực mạnh tương ứng tác dụng lên hạt đó. (Chi tiết về tính chất của
các hạt cơ bản được cho trong bảng ở phần Chú thích của bài này [1]). Điện
tích và khối lượng đã được các nhà vật lý thực nghiệm đo đạc rất chính xác,
nhưng thật không may, cho tới nay chưa có ai có thể giải thích được tại sao