Chương 6 rằng việc thay thế các thành phần cơ bản nhất của vật chất có
dạng điểm bằng các dây đã giải quyết được sự không tương thích giữa cơ
học lượng tử và thuyết tương đối rộng. Và như vậy lý thuyết dây đã cho
phép ta gỡ được cái nút nan giải nhất của vật lý hiện đại. Đây là một thành
tựu to lớn, nhưng mới chỉ là một phần của cái lý do khiến cho lý thuyết dây
đã tạo ra được một sự phấn khích đến như vậy.
Lý thuyết dây – lý thuyết của tất cả?
Vào thời Einstein, các lực hạt nhân yếu và mạnh còn chưa được phát hiện,
nhưng ông đã thấy rằng sự tồn tại của hai lực khác biệt là lực hấp dẫn và
lực điện từ đã gây ra những khó khăn rất sâu sắc. Einstein đã không chấp
nhận chuyện tự nhiên lại được xây dựng trên một bản thiết kế phung phí
như vậy. Ông đã lao vào một cuộc hành trình kéo dài 30 năm để tìm kiếm
cái gọi là lý thuyết trường thống nhất mà ông hy vọng sẽ chứng tỏ được hai
lực này thực sự chỉ là những biểu hiện khác nhau của một nguyên lý lớn.
Cuộc tìm kiếm đầy ảo tưởng đó đã tách Einstein ra khỏi dòng chính của vật
lý học thời đó. Những nhà vật lý cùng thời với ông đang mải mê lao vào
những nghiên cứu sôi động hơn nhiều trong khuôn khổ của vật lý lượng tử
vừa mới xuất hiện. Vào đầu những năm 1940, ông đã viết cho một người
bạn: “Tôi đã trở thành một lão già đơn độc được biết tới chỉ vì không mang
vớ và được trưng bày trong những dịp lễ lạt lớn như là một thứ của lạ”
Chẳng qua đơn giản là vì Einstein đã đi trước thời đại mình. Hơn một nửa
thế kỷ sau, giấc mơ về một lý thuyết thống nhất của ông đã trở thành mục
tiêu của vật lý hiện đại. Hiện nay, một bộ phận đáng kể của cộng đồng các
nhà vật lý và toán học đang ngày càng tin rằng lý thuyết dây đang đi theo
con đường đúng.
Lý thuyết này cho chúng ta một khuôn khổ giải thích
duy nhất cho vật chất và tất cả các tương tác của nó mà chỉ dựa trên
một nguyên lý duy nhất: ở cấp độ nhỏ nhất, tất cả chỉ là những tổ hợp
của các dây dao động.
Chẳng hạn, lý thuyết dây khẳng định rằng các tính chất của những hạt đã
biết (được liệt kê trong các Bảng 1.1. và 1.2.) chỉ là sự phản ánh những
cách dao động khác nhau của các dây. Cũng giống như các dây đàn Piano
hay Violon có thể dao động theo nhiều tần số cộng hưởng mà tai ta cảm