phần lớn các nhà lý thuyết dây đã thấy rõ rằng nếu dựa hoàn toàn vào
khuôn khổ nhiễu loạn thì sẽ khó có thể tiến lên được
. Hầu như mọi
người đều khá nhất trí rằng bước tiếp sau sẽ nhất thiết phải dùng cách tiếp
cận phi nhiễu loạn - tức là cách tiếp cận không phụ thuộc vào các kỹ thuật
tính gần đúng nữa, và như vậy mới có thể vượt ra ngoài giới hạn của khuôn
khổ nhiễu loạn. Vào năm 1994, sự phát minh ra các phương tiện như thế
vẫn chỉ là mơ ước. Tuy nhiên, mơ ước cũng có khi sẽ trở thành hiện thực.
Những giản đồ này được gọi là các giản đồ Feynman trong lý thuyết
dây. Thực ra, Feynman đã phát minh ra các giản đồ này để thực hiện những
tính toán nhiễu loạn trong lý thuyết trường lượng tử của các hạt điểm.
Nói một cách chính xác hơn, mỗi một vòng trong một giản đồ đã cho,
ngoài những thừa số khác phức tạp hơn, có chứa một thừa số là hằng số
liên kết. Nếu giản đồ có nhiều vòng thì tương ứng sẽ có tích của nhiều hằng
số liên kết. Nếu hằng số liên kết dây nhỏ hơn 1, thì tích của nhiều hằng số
đó sẽ làm cho đóng góp tổng thể càng nhỏ; còn nếu nó bằng hoặc lớn hơn
1, tích nhiều lần của hằng số liên kết sẽ làm cho đóng góp tổng thể có cùng
cỡ độ lớn hoặc càng lớn hơn.