GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 75

cả ánh sáng, khi tới gần ngôi sao đó, sẽ không thể thoát ra khỏi vòng xiết
hấp dẫn của nó. Vì ngay cả ánh sáng cũng không thoát ra khỏi những “ngôi
sao bị nén chặt” như vậy, nên ban đầu chúng được gọi là sao tối hay sao
băng giá. Nhiều năm sau, John Wheeler đã đặt cho chúng cái tên quyến rũ
hơn là lỗ đen: đen vì chúng không phát ra ánh sáng, còn lỗ là bởi vì bất cứ
vật gì tới quá gần nó đều bị rơi vào trong đó và không bao giờ đi ra được
nữa. Quả là một cái tên rất đạt.
Nghiệm Schwarzchild được minh họa trên Hình 3.7. Mặc dù các lỗ đen nổi
tiếng là háu ăn, nhưng các vật đi qua cạnh nó ở một khoảng cách “an toàn”
cũng sẽ chỉ bị lệch theo cách hệt như khi chúng đi cạnh một ngôi sao bình
thường rồi lại tiếp tục hành trình vui vẻ của mình.

Nhưng những vật, bất

kể có thành phần như thế nào mà tới quá gần - gần hơn cái mà người
ta gọi là “chân trời sự kiện” của lỗ đen - thì sẽ bị toi ngay: chúng chắc
chắn sẽ bị kéo vào tâm lỗ đen và chịu một sức hấp dẫn tăng dần, rồi
cuối cùng sẽ bị phá hủy hoàn toàn.

Ví dụ, bạn bị rơi qua chân trời sự

kiện, với hai chân vào trước. Khi càng tới gần tâm của lỗ đen sẽ tăng lên
ghê gớm tới mức lực kéo chân bạn sẽ mạnh hơn nhiều so với lực kéo ở đầu
bạn (vì chân rơi vào trước nên chân bạn luôn ở gần tâm lỗ đen hơn đầu
bạn), và thực tế mạnh tới mức bạn sẽ bị kéo dài ra và nhanh chóng bị xé tan
thành nhiều mảnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.