GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 73

tính đúng đắn của thuyết tương đối rộng đã bị đem ra mổ xẻ phê phán và
được xem xét lại một cách kỹ lưỡng. Rất nhiều những khía cạnh khó khăn
và tinh tế của phép đo đã làm cho nó khó lặp lại được và do đó làm dấy lên
những nghi vấn về tính trung thực của thí nghiệm gốc. Tuy nhiên, vào cuối
những năm 1940, rất nhiều thí nghiệm dùng những công nghệ tiên tiến đã
kiểm chứng lại nhiều phương diện của thuyết tương đối rộng với độ chính
xác cao. Những tiên đoán của lý thuyết này đều đã được nhất trí khẳng
định. Không còn nghi ngờ gì nữa,

mô tả của Einstein về hấp dẫn không

chỉ tương thích được với thuyết tương đối hẹp mà còn cho những tiên
đoán phù hợp với những kết quả thực nghiệm hơn những tiên đoán
của lý thuyết hấp dẫn của Newton.

[1]

Vào giữa những năm 1880, nhà khoa học người Pháp tên là Urbain

Hean Joseph Le Verrier đã phát hiện ra rằng hành tinh Thuỷ hơi lệch ra
khỏi quỹ đạo quay quanh Mặt Trời – quỹ đạo đã được tiên đoán dựa trên
các định luật của Newton về lực hấp dẫn. Trong suốt hơn một nửa thế kỷ,
những cố gắng giải thích hiện tượng tuế sai của điểm cận nhật (gần Mặt
Trời nhất) (nói theo ngôn ngữ bình dân thì đây là hiện tượng: ở cuối mỗi
một vòng quay quanh Mặt Trời, sao Thuỷ lại không trở về đúng điểm mà lý
thuyết dự đoán) đã đưa ra đủ thứ nguyên nhân, như ảnh hưởng hấp dẫn
của một hành tinh, hoặc một mặt trăng còn chưa phát hiện được, tác dụng
của bụi giữa các hành tinh, hình dạng không hoàn toàn là cầu của Mặt
Trời, nhưng không có giải thích nào được chấp nhận hoàn toàn. Năm 1915,
Einstein đã tính toán lại hiện tượng này bằng cách dùng các phương trình
mới trong thuyết tương đối rộng của mình và đã tìm được đáp số mà theo
như chính ông thú nhận, đã khiến tim ông phải đập loạn xạ vì vui sướng.
Kết quả tính được từ thuyết tương đối rộng phù hợp một cách chính xác với
những quan sát thiên văn. Thành công này chắc chắn là một nguyên nhân
quan trọng để Einstein có đủ niềm tin vào lý thuyết của mình, nhưng phần
lớn mọi người lại chờ sự khẳng định một tiên đoán chứ không phải sự giải
thích một hiện tượng bất thường đã được biết tới từ trước. Chi tiết hơn có
thể xem trong cuốn sách của Abraham Pais nhan đề Subtle Is the Lord
(New York: Oxford University, 1982).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.