TỰA NHỎ : VIẾT ĐỂ CHỊU TỘI
T
ôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đã
rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt.
Hồi trước Tết Mậu thân, hôm 23 tháng chạp năm mùi, đang cùng chồng
con cúng ông táo, tôi bỗng nhận được điện tín từ Huế : về ngay, ba hấp hối.
Với một gói hành lý vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đình và thành
phố là tôi, đã trở lại Huế để chụi tang người cha thân yêu. Và rồi như bao
người khác, đã phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết
Mậu Thân bùng nổ.
Sau cả tháng dài lạn lọn trong địa ngục Huế, khi sống sót trở về Sàigòn,
tôi đã thao thức mãi về việc phải thất một giải khăn sô cho Huế, phải viết
một hồi ký về những ngày giờ hấp hối của Huế. Nhưng thời sự những ngày
sau biến cố Tế Mậu Thân ồn ào quá, bên cạnh cơn khóc than vật vã của
Huế, người ta còn bận bịu với việc khai thác những chi tiết ly kỳ của chiến
cuộc, những thành tích chiến thắng trên tro tàn, thật chưa phải là lúc viết
ra những sót sa, tủi nhục, tuy tầm thường nhất, nhưng cũng lại là sâu sác
nhất của một thành phố hấp hói.
Chính vì vậy mà sau khi phác họa một vài nét đại cương trên nhật báo
Sông hồi ấy, mặc dù được tòa soạn yêu cầu tiếp tục và sau đó được nhiều
nhà xuất bản thúc dục, tôi cũng đã cố gắng ngưng lại. Phải ngưng lại, để
nếu không nghiền ngẫm được kỹ hơn, thì ít ra cũng tách rời được khỏi
những hậu ý xô bồ của thời cuộc, để chờ đợi một giây phút yên lặng hơn,
trầm tĩnh hơn, khi viết về Huế.
Cái thời gian chờ đợi ấy, đến nay, đã gần hai năm qua, Hai năm, hài cốt
cả chục ngàn dân Huế bị tàn sát, vùi nông ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông
đáy suối, đã được thu nhặt dần. Những nấm mồ tập thể đã tạm thời xanh