Bài viết ở trên mô tả một King tiền điển hình, trong điều kiện vật chất lý tưởng
:v. Dĩ nhiên, người
đàn ông King tiền mà bạn quen có thể ko cần khoác lên người những bộ suit may riêng, hay đi đôi giày
giá vài ngàn đô
-_- Cũng ko nhất thiết phải có đống gái vây quanh
:v Nhưng đã là một King tiền,
thì người đó chắc chắn luôn mang lại cho bạn cảm giác tin cậy ấm áp, một chỗ dựa an toàn, vững
chắc, và những hành động quan tâm thiết thực – biểu hiện của một thứ tình yêu chu đáo, tận tụy, ko
cần phải nói thành lời.
[ẨN
CHÍNH]
DEATH
Copy lại từ những ý kiến tranh luận trong một vài topic cũ ở group THB. Vì khá dài nên mình sẽ chỉ
trích lại những comment của mình. Để xem thêm comment của các lão làng tarot như reader Az, Bé
Béo, Lê Vân...mời các bạn click trực tiếp vào link topic ở cuối bài viết.
Những trích đoạn dưới đây thể hiện quan điểm cá nhân của mình về lá Death, có tham chiếu với
Pictorial Key, có đả động tới những lá liên quan như The world, The judgement, The Hanged man... Bài
dài, thuộc kiểu "sách vở" và mang tính chất "bới bèo ra bọ"
:v.
__________________________________________
* Comment 1 (Death có ám chỉ chuyện kết hôn hay ko, Death và The world khác biệt ntn)
Mình ko nghĩ rằng trong trải bài tình yêu mà có Death thì hai người sẽ kết hôn. Đồng ý rằng Death là
một lá transform, nên thoạt nhìn qua thì với object mối qh, nó hoàn toàn có thể chuyển đổi từ "người
yêu" sang "vợ chồng". Tuy nhiên, một sơ hở trong lý luận này là: các phase trong sự chuyển hoá của
Death, theo mình, là các phase bình đẳng với nhau, như là đọc hết trang sách này, ta ắt phải lật sang
trang sách khác. Đọc hết quyển sách này, ta ắt đọc sang quyển sách khác. Object "sự đọc" vẫn đc bảo
tồn qua các phase. Còn nếu đọc hết số sách trên kệ và ta quyết tâm viết một bài phê bình sách, thì đó
hẳn
ko
phải
là
Death.
Ví dụ hơi thô thiển một chút, nhưng để làm sáng rõ quan điểm của mình: đó là Death KHÔNG ám chỉ
sự chuyển hoá (hay sự thay đổi, sự kết thúc) để sang một higher level được. Với mình, sự kết hôn là
một higher level của tình yêu, mà ở đó tình yêu như một cái cây đã cho trái ngọt, và nếu nói hình
tượng, thì cái cây ra trái, chứ nó ko "chết" đi. Ko có cái gì tận diệt để cho thứ khác sinh sôi ở đây cả.
Hai sơ đồ về sự thay đổi ở đây: "cái cây - úa tàn - nảy mầm - cái cây", và "cái cây - kết trái" thì mình
nghĩ việc kết hôn sẽ thuộc sơ đồ thứ 2. Lúc này gọi là chuyển hoá thì ko còn đúng nữa, vì nó ko rũ bỏ
hoàn toàn dạng thức của cái cũ để thành một cái hoàn toàn mới (như Death), mà nó kế thừa những
"thành tựu" của cái cũ, làm tiền đề để phát triển lên một dạng thức mới cao hơn.
Theo mình, nếu ám chỉ kết hôn, một lá The world sẽ thích hợp hơn nhiều. Nhiều người cho rằng world
có thể chỉ đám cưới vì sự hoà hợp làm "một thế giới" của nó. Đúng, mà ko đủ. Thực tế world là lá bài
"graduation" - đơn giản là khi hai bạn "tốt nghiệp" việc yêu, đã thấu hiểu xong giấc mộng yêu đương và
chuẩn bị đc nghe tiếng chuông báo thức của hôn nhân.
Trở lại với Death, có một điểm nữa mình muốn nêu ra tranh biện, cũng là một điểm khiến mình thấy nó
k thích hợp cho việc kết hôn. Đó là theo mình, Death luôn ngầm ám chỉ một khoảng thời gian "để tang"
trước khi nó hứa hẹn sự tái sinh. Death đến như một hệ quả hiển nhiên, như mùa đông hoa phải tàn,
đến xuân năm sau mới nở lại, nhưng giữa khoảng đông-xuân đó là một khoảng lặng, giữa cái cũ chết
đi và cái mới xuất hiện luôn có "thời gian trống". Điều này rất logic mang đến cho lá Death một trải
nghiệm cảm xúc mất mát, buồn bã, tiếc nuối. Và những cảm xúc này là đặc sản của riêng lá Death. Nó
là một trong những thứ giúp phân biệt kết thúc của Death với kết thúc của Tower (cảm giác sốc), hay
với kết thức của Judgement (cảm giác đc làm mới), thậm chí, phân biệt giữa sự "chết" của Death (bị
động theo quy luật) với sự "chết" của Hanged man ngay trước đó (chủ động tự hiến)
* Comment 2 (Tiếp tục chuyện Death vs The world, tham chiếu thêm The hanged man)
Nếu so sánh Hanged man với world, thì hai lá bài này ko chỉ đối nghịch ở trạng thái chân, nó còn đối