nghịch ở trạng thái tay của hai figure, đến số thứ tự cũng ngược nhau. Có một kiến giải khác cho sự
đối nghịch này: đó là trạng thái chân của hai figure đều tạo thành hình số 4. Số 4 là con số của
Emperor, ở cả GD và Marseille đều vẽ Emperor với hình chân cũng tạo thành số 4. Con số này tượng
trưng cho sự vững chắc, ổn định và thế giới vật chất. Ở Hanged man, trong trạng thái đảo nghịch, nó
ám chỉ sự từ bỏ những thứ vật chất đã có sẵn, đảo nghịch lại những quan điểm, những hiểu biết tưởng
chừng như rất chắc chắn ở thế giới. Một sự tự hiến khôn ngoan, một sự trừng phạt, một sự từ bỏ tạm
thời để đạt đc quan điểm mới, trí tuệ mới, cho dù nó là thương đau và mất mát.
Tựu chung lại thì tất cả các trích dẫn về Hanged man, tất cả các quan điểm của Crowley hay waite
mình đều thấy đi đến những kết luận khá tương đồng nhau cho lá bài này. Do đó, khi bạn nói lá world
đưa đến một nhân sinh quan mới mẻ, khác biệt, mình cho rằng đó k phải điểm hợp lý, vì điều đó đã
thực sự bắt đầu từ Hanged man, sau đó trải qua Death kế tiếp như một công cuộc lột xác. Vậy thì nhân
sinh quan ở world có lẽ ko nên dùng từ mới mẻ nữa, mà chính xác hơn nó sẽ là hoàn thiện.
Nếu chúng ta có đc sự đồng thuận về điểm " hoàn thiện" này như một đặc tính cơ bản của world, thì
bạn sẽ rất dễ hiểu rõ đc quan điểm của mình về lá bài này. Một lá bài mastery và graduation,
wholeness, completeness. Từ đó, có thể thấy quan điểm của bạn về Death (chuyển hoá để đi đến
"dạng" mới tốt hơn) sẽ rất gần với quan điểm về world của mình (kết thúc để đi đến "dạng" mới vì đã
đạt
đủ
độ
tốt
ở
dạng
cũ
rồi)
Nói thế có nghĩa rằng, trong trường hợp mối qh chia tay vì cả hai đã cảm thấy "quá đủ" về nhau, hay
kết hôn...thì với mình sẽ là lá world. Đơn giản hai bên trong mối quan hệ, dù tan hay hợp, thì cũng đã
trải nghiệm đủ ở mối qh yêu đương này rồi, nên tất yếu mối qh phải đi đến một cái kết. Có rất nhiều
người chia tay mối tình đầu một cách nhẹ nhàng, sau khi chia tay, hai ng đều trưởng thành hơn, hoàn
thiện hơn để sẵn sàng cho một mối qh khác, với mình đó nên là world, ko phải death.
Lá death với mình vẫn luôn là một cái kết "dang dở", là một thứ gì đó mất đi, để lại cảm giác mất mát -
rất gần với nghĩa của từ death trong tự điển. Nếu ám chỉ chia tay, nó sẽ là một sự chia tay "tất yếu"
(chán rồi thì phải chia tay), nhưng "dang dở" - hai người đều *chưa* học hết những gì cần học, trải
nghiệm hết những gì cần trải qua, ko trưởng thảnh hơn, ko cảm thấy qua cuộc tình này, bản thân mình
đc hoàn thiện, bản thân mình thoả mãn và ko còn tiếc nuối, mà thay vào đó, sẽ thường là cảm giác
trống vắng, mất mát (mất thời gian, mất công sức, hoặc đã đánh mất một phần bản thân vào trong mối
qh
vô
ích
đó)
Đó chính là khác biệt cơ bản mà mình nhìn nhận về world và death. Cũng là lý do tại sao một kết thúc
dở dang, thiếu hoàn thiện như thế, đối vs mình, ko thể nào ám chỉ kết hôn đc.
* Comment 3 (Thái độ của chủ thể trước Death, tham chiếu với thái độ trong Judgment)
Trước hết, mình xin phép phản biện luận điểm về cái chết thanh thản giác ngộ trong lá Death của anh
Az
và
Bé
Béo
Theo như trí nhớ cá vàng của mình, thì Waite chẳng hề nhắc (cụ thể) đến chuyện có đau buồn hay ko
ở lá Death trong các tài liệu chánh thống mà ông viết. Vậy nên nếu khẳng định "Death ko có đau buồn
vương vấn" là quan điểm nguyên gốc đc trích ra từ Waite thì hơi bị hồ đồ. Thêm nữa, nếu dùng những
lý lẽ Catholic cho việc “chết = giải thoát, ko đau buồn, là tin vui cho những người ở lại vì ng thân đc về
nước Chúa” - như một lợi khí để chứng minh rằng Death rất thanh thản, thì mình cũng xin mạn phép
nhắc các bạn đừng quên Waite là một Freemason. Dĩ nhiên ko phải tất cả Freemason đều chống
Chúa, nhưng ko thể phủ nhận Giáo hội luôn có thành kiến nhất định với tổ chức này, và ngược lại. Vậy,
Waite có thực sự đi theo những lề lối của Thiên chúa giáo và mang những "quan điểm truyền thống" đó
vào bộ bài của mình hay ko ? Đó là điều còn chưa rõ. Nên lý lẽ về việc "giác ngộ", ko buồn thương
trong
Death
viện
dẫn
theo
Catholic
là
vô
nghĩa.
2. Mình cho rằng trong Death sẽ có sự vương vấn day dứt đau buồn. Và mình xin diễn giải lý do đó