GIẢI MÃ TÂM LINH: SỰ SỐNG SAU CÁI CHẾT, LINH HỒN CÓ HAY KHÔNG? - Trang 16

qua các câu chuyện của họ, tôi có thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi
cốt lõi liên quan đến cái chết.

Chương 1. CUỘC GẶP GỠ ĐẦU TIÊN

Người ta nên tìm kiếm sự thực, chứ không phải tìm kiếm những gì

mình mong đợi_ Albert Einsteln

Tôi có mặt tại khu lưu trú y khoa của Đại học Iowa, tìm kiếm các

bài báo về chứng ung thư trong thư viện. Bài báo mà tôi tìm đã được xuất
bản trong tờ Journal of the American Medical Association (JAMA), một
trong những tờ báo y khoa uy tín nhất thế giới. Tờ báo này được xuất bản
hàng tuần và là tài liệu quý giá trong việc nghiên cứu y khoa. Và đây là
những gì xảy ra vào hôm ấy, một ngày năm 1984.

Tôi bắt đầu đọc xuyên suốt cả tờ báo cho đến khi tôi đọc phần phản

biện một bài báo tựa là: “To sleep, perchance to dream” (Ngủ, tình cờ nằm
mơ) do Richard Blacher, thuộc Đại học Tufts tại Boston viết. Phần phản
biện này là một lá thư mà Tiến sĩ Michael Saborn viết với tựa đề rất đơn
giản là: “Trải nghiệm Cận tử”.

“Trải nghiệm Cận tử” là gì?, tôi suy nghĩ. Ở góc độ y khoa, không

thể có bất kỳ trải nghiệm ý thức nào có thể xảy ra gần điểm chết. Tôi tự
hỏi, có phải mọi người đều hôn mê khi họ sắp chết không? Có phải thuật
ngữ “hôn mê” (unconscious) hàm ý là vẫn có khả năng tồn tại một trải
nghiệm của tri giác có trật tự chăng?

Tiếp tục với những ý nghĩ ấy, tôi bắt đầu đọc lá thư đã làm thay đổi

cuộc đời tôi.

Blacher phản biện Sabom bằng những lời bình luận về Trải nghiệm

Cận tử. Ông nói rằng cái chết không là điểm đến cuối cùng. Blacher tiếp
tục quả quyết rằng chúng ta có thể tránh sự hiểu nhầm về Trải nghiệm Cận
tử bằng cách nghiên cứu kỹ hiện tượng này, đây là điều Sabom vừa mới
thực hiện. Phản ứng của Sabom trước bài báo của Blacher khiến tôi có cảm
giác như có một luồng điện chạy qua người mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.