thể không có gì xảy ra. Sau khi đọc lá thư của Sabom, dường như khái
niệm về Trải nghiệm Cận tử đi theo chân tôi đến mọi nơi. Báo chí, tạp chí
cũng như chương trình TV kể về những câu chuyện rằng người nào đó đã
thoát ra khỏi thể xác của mình khi đối mặt với cái chết và chuẩn bị đi vào
một thế giới khác.
Tôi đọc nhiều tác phẩm cổ điển về Trải nghiệm Cận tử và phát hiện
ra nhiều định nghĩa rất rộng về trải nghiệm này. Thuật ngữ “Trải nghiệm
Cận tử” được Tiến sĩ Raymonđ Moddy trình bày trong quyển sách đang
được bán rất chạy, Life After Life, vốn là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu
rộng về vấn đề này. Năm 1997, lần đầu tiên, Tiến sĩ Moddy định nghĩa rằng
Trải nghiệm Cận tử nghĩa là “bất kỳ một trải nghiệm có ý thức nào diễn ra
trong suốt... một tình huống mà ở đó một người đứng bên bờ cái chết hoặc
có thể bị giết chết (kể cả tình huống mà bệnh nhân được xác định là đã chết
lâm sàng) nhưng sau đó được cứu và tiếp tục cuộc sống bình thường”.
Hơn một thập niên sau, Moody định nghĩa lại rằng Trải nghiệm Cận
tử là “những sự kiện tâm linh sâu sắc xảy đến bất ngờ với các cá nhân tiếp
cận cái chết”.
Tôi không quan tâm đến định nghĩa chính xác của TNCT, trong đầu
tôi luôn xuất hiện một câu hỏi: Làm thế nào mà những người chết lâm sàng
hoặc sắp chết có thể có những trải nghiệm vô cùng cụ thể như thế. Ví dụ,
trong cuốn The Light Beyond của Moody, tim của người phụ nữ đã ngừng
đập ngay trên bàn mổ vì bị sốc thuốc trong khi được gây mê.
Thay vì không ý thức được những gì xảy ra quanh mình, cô ta nói
với Tiến sĩ Moody rằng cô ta cảm thấy “rất bình an và khoan khoái”. Sau
đó hàng loạt những sự kiện cực kỳ mạch lạc bắt đầu diễn ra. Đây là những
lời của cô nói về TNCT của mình:
Tôi thấy mình trôi bồng bềnh trên trần nhà. Tôi thấy mọi người
đứng quanh giương rất rõ ràng, thậm chí tôi thấy cả thân xác của mình bên
dưới. Tôi nghĩ thật kỳ quặc khi mọi người đau buồn với cái xác ấy. Tôi rất
khỏe và tôi muốn họ biết điều đó nhưng dường như không có cách nào để