sự kiện đe dọa mạng sống nào. Thuật ngữ trải nghiệm thoát xác được sử
dụng trong quyển sách này chỉ đề cập đến một trong những trải nghiệm của
TNCT.
Đây là một ví dụ về TNTX của một người đàn ông sắp chết do biến
chứng sau phẫu thuật. Đội ngũ y bác sĩ đang cố gắng cứu sống anh ta, và
anh ta nhìn thấy từ trên cao:
Đột ngột, linh hồn tôi bay lên cao (từ chiếc giường) trong phòng
ICU. Tôi nhớ tôi đã tự nhủ rằng tôi không thể nào thoát ra khỏi thể xác
được vì chắc chắn đó là điều không thể. Nhưng khi linh hồn tôi từ từ bay
lên, tôi tự nhủ là, mình đang thoát xác.
Giả thuyết về sự tồn tại của trải nghiệm thoát xác có thể khó thuyết
phục được một số người cũng là điều dễ hiểu. Linh hồn thoát ra khỏi thể
xác là một sự kiện mà rất hiếm người thực sự trải qua. Trước khi chấp nhận
rằng sự thoát xác là có thật, nhiều người yêu cầu phải có bằng chứng xác
thực. Bằng chứng như thế dĩ nhiên luôn sẵn có, như chúng ta sẽ thấy.
CẢNH TƯỢNG BÊN NGOÀI THỂ XÁC
Năm 1982, Bác sĩ khoa tim Michael Sabom xuất bản tài liệu nghiên
cứu rộng rãi đầu tiên về trải nghiệm thoát xác xảy ra trong TNCT. Ông rất
quan tâm đến các bài nghiên cứu trước đó: ông phỏng vấn 32 cận tử nhân
đã trải qua trải nghiệm thoát xác trong TNCT. Hầu hết các cận tử nhân này
đều được cứu sống bằng phương pháp kích thích tim.
Trong quá trình nghiên cứu, Sabom phỏng vấn 25 bệnh nhân mắc
bệnh tim kinh niên, họ vốn là những người chưa từng trải qua TNCT trong
suốt những cơn đau tim đột ngột trước đó. 25 bệnh nhân này đóng vai
nhóm đối chứng (nhóm tiêu chuẩn để so sánh xác định kết quả). Sau đó, cả
2 nhóm này được yêu cầu mô tả lại quá trình hồi tỉnh của mình.
Sabom phát hiện ra rằng nhóm các bệnh nhân đã từng có TNTX có
thể mô tả quá trình hồi tỉnh của mình rõ ràng hơn nhiều so với nhóm đối
chứng. Tóm lại kết quả nghiên cứu này phù hợp với những khẳng định của