Với tiêu chí cực kỳ khắt khe này, nghiên cứu dẫn đến kết quả là 92% cận tử
nhân được kiểm chứng và được xác nhân là hoàn toàn chính xác, không có
bất kỳ lỗi nào.
Một trong những câu chuyện thu hút tôi là trường hợp được thuật
lại bởi Kimberly Clark Sharp, một nhà nghiên cứu TNCT ở Seattle,
Washington. Năm 1984, Sharp thuật lại một trường hợp nghiên cứu nọ, một
phụ nữ tên là Maria được nhập viện khấn cấp vì chứng đau tim nặng. Sau
khi được cứu sống, Maria kể với Sharp về Trải nghiệm Cận tử của mình,
gồm cả sự quan sát hình ảnh mọi người ra sức cứu cô ta lúc thoát xác Maria
thấy mình bay lên cao. Linh hồn cô bay ra ngoài bệnh viện và cô thấy một
đôi giày tennis đặt trên cửa sổ lầu ba của bệnh viện. Maria kể rất chi tiết về
chiếc giày này. Đó là 1 chiếc giày nam giới, bên trái, màu xanh sẫm với
một vết xước nhỏ trên đầu mũi giày và bị mòn gót.
Vốn là nhà nghiên cứu tận tụy, Sharp tìm ra sức tìm kiếm các cửa sổ
lầu ba của bệnh viện. Cuối cùng cô cũng thấy được chiếc giày ấy, chính xác
như những gì Maria đã mô tả. Rõ ràng đây là một bằng chứng thuyết phục
dù những người hoài nghi vẫn tìm cách bác bỏ bằng chứng này.
Một trải nghiệm thoát xác phổ biến khác, được thuật lại bởi Pim
Van Lommel, và được xuất bản trên tập san The Lancet, một trong những
tập san y khoa uy tín nhất thế giới. Bệnh nhân chịu đựng cơn đau thắt tim
và không thể thở được. Bác sĩ đưa ống thở vào khí quản bệnh nhân, với lưu
ý rằng hàm răng trên của bệnh nhân là răng giả. Hàm răng giả này được
tháo ra và đặt vào ngăn kéo trong lúc anh ta đang hôn mê sâu. Hơn một
tuần sau, bệnh nhân kể về trải nghiệm thoát xác và mô tả chính xác căn
phòng nơi anh ta hồi tỉnh và những người có mặt ở đó. Đặc biệt là anh ta
tuyên bố rằng hàm răng giả mất tích của mình đang nằm trong ngăn kéo.
Cũng lưu ý rằng, bệnh nhân kể lại rằng anh ta đã thấy y tá và một số người
khác có mặt trong suốt thời gian anh được cứu sống, đây là điều không thể,
trừ khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và tồn tại trong trạng thái thoát xác.
HÀNG TRĂM TRƯỜNG HỢP THOÁT XÁC TẠI NDERF