Chương 6. BẰNG CHỨNG 4: KHÔNG THỂ NHẬN THỨC
ĐƯỢC
Hơi thở là cầu nối giữa sự sống và ý thức,
ý thức là cầu nối giữa thể xác và suy nghĩ.
- Thích Nhất Hạnh
Vài TNCT diễn ra trong khi bệnh nhân đang được phẫu thuật và gây
mê. Dường như lập luận về TNCT và hôn mê gồm có lập luận về TNCT
xảy ra khi gây mê. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, có một sự khác biệt lớn
giữa hôn mê do gây mê và hôn mê do bị thương hoặc bệnh nặng.
Gây mê toàn phần dẫn đến sự hôn mê toàn phần. Thuật ngữ gây mê
toàn phần, theo Merriam-webster, nghĩa là “gây mê ảnh hưởng lên toàn bộ
cơ thể và kèm theo là mất ý thức”. Khi sự gây mê được thực hiện đúng, bác
sĩ gây mê biết rằng bệnh nhân không có ý thức về những gì xung quanh họ.
Về cơ bản, lúc này bệnh nhân được xem như đã chết. Thuật ngữ gây mê có
thể là gây mê toàn phần hoặc gây mê cục bộ. Thuật ngữ gây mê trong
chương này chỉ đề cập đến gây mê toàn phần.
Theo sách giáo khoa về chủ đề này, gây mê toàn phần có mục đích
là tạo ra 5 trạng thái sau đây trong suốt ca mổ:
- Giảm nhẹ cơn đau.
- Đánh mất trí nhớ, thường được hiểu là sự quên lãng.
- Mất ý thức.
- Bất động.
- Giảm phản ứng của thần kinh, nghĩa là giảm nhịp tim, giảm hơi
thở, hoặc giảm huyết áp so với thông thường.
Để chăm sóc hợp lý bệnh nhân đang bị gây mê, các bác sĩ gây mê
kết nối bệnh nhân với một máy giám sát sự thay đổi để quan sát nhịp tim,
hơi thở và trạng thái máu. Gây mê bao gồm những nỗ lực tập trung để làm
giảm sự tỉnh táo nhằm đạt đến và duy trì trạng thái quên lãng. Tuy nhiên,