Hình 13: Bốn nền văn minh của xã hội loài người và những yêu cầu
tương ứng với các bộ phận trên cơ thể người
Thực tế cho thấy, sự phát triển liên tục, ổn định và bền vững chỉ có thể
xảy ra khi sự phát triển, vào những thời kỳ lịch sử cần thiết, phải chuyển từ
nguyên lý/hệ thức (Paradigms) này sang nguyên lý khác. Ví dụ, nhờ cải tiến,
tốc độ xe do ngựa kéo ngày càng tăng nhưng ở đây có giới hạn của sự phát
triển: xe loại đó không bao giờ đạt được tốc độ của con ngựa phi một mình.
Nếu bạn muốn phát triển tiếp, bạn phải chuyển sang ôtô, hoạt động theo
nguyên lý khác. Tương tự như vậy, xã hội loài người phải chuyển từ nguyên
lý phát triển này sang nguyên lý phát triển khác để có được sự phát triển
mãi.
Thời đại nông nghiệp chấm dứt thời kỳ săn bắn, hái lượm, du cư, sử dụng
đôi chân rất nhiều bằng việc định cư, trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các
công cụ lao động còn thủ công khai thác đất đai. Ở thời đại công nghiệp,
mọi người lao động dùng tay điều khiển các máy móc. Còn chính các máy
móc đó hoạt động bằng năng lượng ngoài cơ bắp, giúp tăng sức mạnh và nối
dài đôi tay của con người. Ở thời đại thông tin, tương tự, máy tính, các mạng
lưới thông tin giúp tăng sức mạnh, nối dài các bộ phận thu, phát thông tin
trên cơ thể người như các giác quan, tiếng nói, chữ viết, hình vẽ… và một số
hoạt động lôgích của bộ não.
Ở những nước phát triển, người ta đã bắt đầu nói về thời đại sáng tạo (hay
tri thức) cùng các công cụ sử dụng trong thời đại đó (cách tạo khái niệm –
Conceptor; công nghệ phát ý tưởng – Idea Engineering đều là những công
cụ thuộc PPLSTVĐM) như là thời đại hậu thông tin từ cuối những năm
1980, đầu những năm 1990.
J. Kao có liệt kê tám nguyên nhân để trả lời câu hỏi "Tại sao thời đại tiếp
theo thời đại thông tin là thời đại sáng tạo (tri thức)?"
1. Vì chính công nghệ thông tin muốn chúng ta đi tiếp đến thời đại sáng
tạo.