đã biết thành tri thức mới”. Hàng ngày, thông qua năm giác quan chúng ta
nhận được biết bao thông tin. Cuộc đời của chúng ta sướng hay khổ, hạnh
phúc hay không… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chúng ta điều khiển
quá trình biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới
nói trên. Nếu người nhận thông tin không làm được điều này trong thời đại
bùng nổ thông tin thì có thể trở thành béo phì (bội thực) về thông tin (do vậy
bị stress, trầm cảm, các bệnh tâm thần…). Nhưng người đó đồng thời suy
dinh dưỡng (đói) về tri thức, thậm chí, bị ngộ độc vì nhiễu thông tin và chết
đuối trong đại dương thông tin mà không khai thác được gì từ đại dương
giàu có đó. Người tham gia kinh tế tri thức, nói một cách nôm na, là người
có khả năng biến thông tin thành tri thức và tri thức ra tiền. Thông tin có thể
đến từ các nguồn khác nhau như Internet, báo, tạp chí, sách… và ngay bên
cạnh. Do vậy, không nên quan niệm một cách đơn giản rằng chỉ cần phát
triển công nghệ thông tin, trong đó nối mạng thật nhiều, thật rộng, kể cả
Internet thì tự động sẽ có kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Cốt lõi của vấn
đề vẫn là con người với khả năng biến đổi thông tin thành tri thức và tri thức
đã biết thành tri thức mới. Về điều này, nhà văn Gorki đã nhấn mạnh từ lâu:
"Sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải ở chỗ có nhiều đất
đai, rừng, gia súc và các loại quặng quý mà ở số lượng và chất lượng những
con người có học thức, ở lòng yêu tri thức, ở sự nhạy bén và năng động của
trí tuệ – sức mạnh của một dân tộc không nằm trong vật chất mà nằm trong
năng lượng (trí tuệ – Người viết nhấn mạnh)".
Dưới đây là tóm tắt hai câu chuyện thành công về mặt kinh tế từ việc biến
những thông tin đời thường thành tri thức và tri thức ra tiền, không nhất thiết
từ Internet.
Báo Tiền Phong Chủ Nhật 9/7/1995 dẫn nguồn nước ngoài thuật lại: Hai
vợ chồng Stiven ở ngoại ô thành phố Seatle, Mỹ, sống bằng nghề nông, có
một đàn gà đông đúc. Một hôm, trong lúc nằm khểnh xem vợ thịt gà, chợt
Stiven nảy ra ý nghĩ sao không lợi dụng những chiếc chân gà bị thải ra vào
việc… gãi lưng. Thế là anh liền buộc chiếc chân gà đã được xử lý sạch và
sấy khô vào chiếc que để gãi thử. Anh thấy rất khoái, bèn mang đến cơ quan