thay đổi cách sắp xếp có thể nhận được nhiều đối tượng như mũ, dao găm,
thuyền…
Sau khi Pappos khai sinh Heuristics (Sáng tạo học) đến tận thế kỷ 19,
những người quan tâm cải tiến cách tư duy, chủ yếu, vẫn tiếp tục là các nhà
triết học, lôgích học và toán học. Điều này có thể hiểu được vì những nhà
khoa học nói trên phát triển các lĩnh vực của mình bằng các hoạt động tư
duy là chính mà không cần phải làm các nghiên cứu thực nghiệm. Hơn ai
hết, họ là những người sớm nhất và cảm nhận mạnh mẽ nhất sự cần thiết
phải có các phương pháp tư duy sáng tạo với năng suất và hiệu quả cao.
Từ nửa sau thế kỷ 19 bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu về tâm lý học
sáng tạo khoa học và kỹ thuật, tâm lý học giải quyết vấn đề và ra quyết định.
Cũng từ đó, tâm lý học tư duy sáng tạo được coi là cơ sở, hạt nhân của Sáng
tạo học.
Các nghiên cứu về tâm lý học sáng tạo được thực hiện theo nhiều hướng.
Ở thời kỳ đầu, các nghiên cứu phần lớn tập trung vào những cá nhân có
nhiều thành tích sáng tạo để xem họ có những điểm gì đặc biệt hơn những
người khác về bẩm sinh, di truyền, các thói quen, các kinh nghiệm… Ví dụ,
có nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa một số bệnh tâm lý và các loại
hình tài năng, thành phần máu đặc biệt của một số người, các thói quen chủ
quan tạo cảm hứng sáng tạo như: Puskin và Balzac rất thích uống cà phê
đen. Schiller luôn để trong ngăn bàn làm việc của mình những quả táo…
ủng vì cái “mùi nặng” này rất kích thích ông làm việc. Descartes thích tư
duy sáng tạo trong chăn. Trái lại, Buffon chỉ suy nghĩ được một cách rõ ràng
sau khi mặc quần áo nghiêm chỉnh và cài nút cẩn thận… Chỉ trong thế kỷ
20, qua các kết quả khoa học, các nhà nghiên cứu mới tin rằng những năng
khiếu sáng tạo có ở hầu hết, nếu như không nói là tất cả những người bình
thường.
Hướng nghiên cứu khác của tâm lý học sáng tạo là nghiên cứu thực
nghiệm: nghiên cứu quá trình suy nghĩ sáng tạo giải quyết vấn đề trong các
điều kiện phòng thí nghiệm. Các nhà tâm lý làm thí nghiệm với những bài
toán và người giải. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia thí nghiệm