Các nghiên cứu cho thấy, chỉ khi có vấn đề, bộ óc của chúng ta mới thực
sự suy nghĩ. Còn ở đâu chúng ta biết mục đích và biết luôn cách đạt đến mục
đích thì chúng ta cứ thế mà làm, thậm chí theo thói quen mà hầu như không
suy nghĩ.
Quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định còn gọi là tư duy
sáng tạo với định nghĩa sau:
Tư duy (suy nghĩ) sáng tạo (Creative Thinking) là quá trình suy nghĩ
đưa người giải:
1. từ không biết cách đạt đến mục đích đến biết cách đạt đến mục đích,
hoặc
2. từ không biết cách tối ưu đạt đến mục đích đến biết cách tối ưu đạt đến
mục đích trong một số cách đã biết.
Ta có thể coi hai cách nói "Quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra
quyết định" và "Tư duy sáng tạo" là tương đương. Bởi vì, dù người giải
quyết vấn đề ở trường hợp một hay trường hợp hai, đều phải tự mình suy
nghĩ để đi từ "không biết cách" đến "biết cách", nghĩa là quá trình suy nghĩ
này tạo ra tính mới. Tính mới đó đem lại ích lợi là đạt được mục đích của
người giải đề ra. Theo định nghĩa khái niệm sáng tạo, ở đây "có đồng thời
tính mới và tính ích lợi", vậy suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định
(Thinking for Problem Solving and Decision Making) là tư duy sáng tạo.
Khái niệm tư duy sáng tạo chỉ phản ánh một phần công việc của toàn bộ
quá trình thực hiện giải quyết vấn đề, đấy là suy nghĩ giải quyết vấn đề. Để
trả lời câu hỏi "Khi nào một bài toán cho trước được coi là giải xong?",
chúng ta cần làm quen thêm một khái niệm nữa: khái niệm “đổi mới”
(Innovation).
Đổi mới (Innovation) là quá trình thực hiện tạo ra cái mới sao cho các
hệ thống liên quan tiếp nhận cái mới đó một cách đầy đủ, ổn định và