dùng ngay chúng để thỏa mãn các nhu cầu, cho đến khi chúng trở nên cạn.
Lúc đó mới xuất hiện nhu cầu xã hội về kỹ thuật (nhân tạo) mới để bù trừ,
thay thế cho các nguồn dự trữ tự nhiên. Đến lượt mình, nhu cầu xã hội về kỹ
thuật thúc đẩy các khoa học tương ứng phát triển. Ví dụ, khi đất canh tác
còn nhiều, nông nghiệp phát triển theo kiểu quảng canh. Khi đất canh tác đã
cạn, nông nghiệp phải chuyển sang phát triển theo hướng thâm canh, đòi hỏi
phải có nhiều loại kỹ thuật mới. Chính các đòi hỏi kỹ thuật này thúc đẩy các
ngành khoa học nông nghiệp và liên quan đến nông nghiệp phát triển.
Tương tự, vào đầu những năm 1970, người ta tính được rằng, để quản lý
kinh tế một đất nước như Liên Xô hoặc Mỹ, hàng năm cần phải làm khoảng
1016 phép tính số học. Nếu dùng số lượng bù cho kỹ thuật, bằng cách huy
động nhiều người làm tính bằng tay thì cần 10 tỷ người, nghĩa là hơn gấp ba
lần dân số Trái Đất lúc đó. Điều này giải thích vì sao máy tính điện tử (kỹ
thuật) phải được sáng chế ra và xã hội bắt buộc phải phát triển các khoa học
tương ứng như lý thuyết thông tin, điều khiển học, lý thuyết hệ thống, toán
ứng dụng, vật lý bán dẫn…
Vào lúc Sáng tạo học ra đời và hơn 15 thế kỷ tiếp theo sau đó, loài người
hoàn toàn thỏa mãn với những kết quả tư duy sáng tạo của mình vì tốc độ
phát triển chậm nên số lượng các bài toán ít, chưa kể, phần lớn chúng là loại
bài toán có α không quá lớn để vẫn có thể chấp nhận giải chúng bằng
phương pháp thử và sai. Trong khi đó, các nguồn dự trữ như các tài nguyên
thiên nhiên, nhân lực và thời gian vẫn còn dồi dào. Bài toán nảy sinh, không
người này thì người khác trong nhân loại giải, hoặc nhiều người cùng giải,
hoặc nhiều thế hệ giải bài toán theo kiểu chạy tiếp sức. Cuối cùng, bài toán
vẫn giải được mà không ảnh hưởng gì lớn đến quá trình phát triển của nhân
loại, vì còn có một điểm đặc biệt nữa trong sáng tạo. Đó là, khi nhân loại có
vấn đề, không nhất thiết tất cả mọi người trong nhân loại phải cùng suy nghĩ
giải quyết vấn đề. Chỉ cần những ai đó giải quyết được vấn đề, kết quả sáng
tạo của một người hoặc nhóm người, sớm hay muộn đều trở thành hàng hóa
trao đổi chung và sau đó là tài sản chung của toàn nhân loại. Người Việt
Nam chúng ta, không có ai là tác giả của xe đạp, xe gắn máy, ô tô, máy bay,
đèn neon, tủ lạnh, máy tính điện tử, điện thoại di động… vậy mà chúng ta