Âu (nay là Liên minh Châu Âu – EU) năm 1975 phải nhập khẩu 20 triệu tấn
lương thực thì chủ yếu, nhờ cách mạng xanh (các khoa học nông nghiệp,
sinh học), năm 1990 xuất khẩu 20 triệu tấn lương thực. Tương tự, năm 1960,
Mỹ sử dụng 125 triệu tấn thép, đến đầu những năm 1990, khi kinh tế Mỹ đã
gấp năm 1960 khoảng hai lần rưỡi, nhờ cách mạng khoa học-công nghệ vật
liệu, Mỹ sử dụng thép ít hơn trước nhiều: 85 triệu tấn.
Còn về tốc độ phát triển, theo Alvin Toffler:
“…Nếu 50.000 năm sau cùng của lịch sử nhân loại được chia thành quãng đời với 62 năm một thì
đã có chừng 800 quãng đời như thế. Trong 800 quãng đời thì 650 quãng ở trong hang động.
…Chỉ có 70 quãng đời sau cùng mới có chữ viết, chỉ có 6 quãng đời sau cùng mới có chữ in. Chỉ
trong 2 quãng đời sau cùng mới có động cơ điện. Hầu hết hàng hóa chúng ta dùng hàng ngày hiện nay
được phát triển trong quãng đời thứ 800 này.
…Nhịp điệu tiến trình nhân loại trong lịch sử được ghi lại nhanh hơn ít nhất 100.000 lần nhịp điệu
tiến trình trước khi có loài người. Trong thời kỳ đồ đá cũ, những sáng chế và đổi mới cần 50.000 năm
để hoàn thành thì khi kết thúc thời đại đó chỉ cần 1000 năm. Khi có văn minh định cư, thời gian đó chỉ
cần 1 thế kỷ. Tốc độ thay đổi gia tăng trong suốt 5000 năm qua, đáng chú ý nhất trong 300 năm cuối
cùng. Tốc độ thay đổi gia tăng đến mức trí tưởng tượng của chúng ta không thể theo kịp”.
Tốc độ phát triển nhanh còn có thể minh họa bằng bảng sau đây của V.A.
Lisitrkin, xem Hình 7.
ĐỐI TƯỢNG
SÁNG CHẾ
NĂM THỰC HIỆN
SÁNG CHẾ
NĂM SẢN XUẤT
SẢN PHẨM
THỜI GIAN ĐƯA VÀO
SẢN XUẤT
Sợi nhân tạo
1655
1885
230
Chụp ảnh
1727
1839
112
Máy đầu tiên
1680
1780
100
Xi măng
1756
1844
88
DDT
1874
1939
65
Điện ảnh
1832
1895
63
Động cơ điện
1829
1886
57
Điện thoại
1820
1876
56