GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 144

xuất của Sở y tế TpHCM và Phòng y tế quận Bình Thạnh vào cuối tháng 10 năm 2003. Kết quả cho

thấy, đây là một vụ lừa đảo (Bài báo “Sự thật về một bác sỹ: Chuyên làm cho trẻ em... mập ú”, Lê

Thanh Hà, báo Tuổi Trẻ, 31/10/2003).

○ Những người muốn thăng quan, tiến chức dễ dàng hoặc muốn có những phi vụ làm ăn đi cửa sau

trót lọt, thường rất muốn có ô dù nâng đỡ hoặc kết thân với những người có quyền lực, quen biết rộng.

Họ sẵn sàng chi đẹp để đạt các mục đích của mình. Hiểu rõ điều đó, nên Đ.A.Q (sinh năm 1945, ngụ

tại quận 10, TpHCM) từng đi lính chế độ cũ, từng bị Bệnh viện Bình Dân buộc thôi việc do giả mạo

giấy tờ, đã tạo ra vỏ bọc thích hợp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những đối tượng nói trên. Y

trang bị cho mình đầy đủ các phương tiện để dễ làm những người khác tin, từ quần, áo, điện thoại di

động đến ô tô có ăng ten, còi ưu tiên, bộ đàm như xe đặc chủng của quân đội dành cho cấp tướng. Đi

đâu, gặp ai Q. cũng tự xưng là “Hai Nhỏ, trung tướng Cục tình báo quân đội”. Kết quả, nhiều doanh

nghiệp, cơ quan, đoàn thể của nhiều tỉnh, thành đã săn đón và bị Q. lừa nhiều trăm triệu đồng tiền mặt

cùng quà cáp. Tòa án nhân dân TpHCM đã đưa “Hai Nhỏ” ra xét xử sơ thẩm ngày 30.6.2003 và

tuyên phạt 12 năm tù giam (Bài báo “Trung tướng Hai Nhỏ” ra tòa”, Võ Hồng Quỳnh, báo Tuổi Trẻ,

1/7/2003).

○ Ngày 15.7.2003, đại tá Đào Trọng Sỹ – phó giám đốc Công an Hà Nội – thông báo đã khởi tố và

bắt giữ ba đối tượng gồm B.N.N. – giám đốc Công ty cổ phần cung ứng thiết bị vật tư, C.T.T.L. –

không nghề nghiệp và N.T.H. – thợ ảnh tự do. Ba tên này đã đội lốt nhân viên sứ quán, cán bộ kế

hoạch-đầu tư, ngân hàng lừa đảo “chạy” vốn cho 211 dự án viện trợ ODA (viện trợ phát triển chính

thức của các tổ chức quốc tế). Trong đó, đa số dự án xin vốn để xây trường học, các công trình y tế,

nước sạch, làm đường giao thông, phát triển thủy sản và thậm chí cả xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ.

Mỗi dự án xin vốn (trung bình 3 – 4 tỷ đồng), chúng đòi “lại quả” 7 – 8% và buộc bên xin vốn phải

ứng trước phí giao dịch từ 40 đến 50 triệu đồng cho một dự án. Nhận định về vụ án này, đại tá Đào

Trọng Sỹ cho rằng bọn tội phạm đánh vào tâm lý cần tiền và tâm lý “xin – cho” đã quá quen lâu nay

của các địa phương và họ bấm bụng vay mượn để ứng trước tiền cho nhóm lừa đảo. Đã có 32 địa

phương “lọt” vào danh sách những nạn nhân. Đứng đầu là Hà Tây với 40 dự án, Hà Nam – 14, Thái

Bình –11, Nghệ An, Phú Thọ, Hòa Bình – đều 10 dự án, Hà Nội – 8, TpHCM – 2... Đặc biệt, tại Hà

Nội, có những dự án “rất kêu” như xây dựng nhà cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Sơn, xây dựng siêu thị

Bắc Đô ở Cầu Chui, Gia Lâm. Theo lời khai ban đầu, ba bị can đã thú nhận lừa lấy được 217 triệu

đồng và 1.000 USD tiền cò (theo Hồng Quân, báo Sài Gòn Giải Phóng ra ngày 16/7/2003).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.