5. Mô hình tính nhạy bén tư duy giúp các thầy, cô giáo, một mặt, đánh giá
người học có thực sự suy nghĩ hay không. Ví dụ, chắc chắn có sự khác nhau
về mức độ suy nghĩ (đường 1 và mối liên kết) giữa bốn em học sinh: Em
thứ nhất giải được bài toán không cần gợi ý (không cần đường 2 ); em thứ
hai giải được bài toán sau khi thầy, cô giáo cho gợi ý ẩn; em thứ ba chỉ giải
được bài toán sau khi nhận được gợi ý rõ ràng từ thầy, cô; em thứ tư vẫn
không giải được bài toán kể cả khi nhận được gợi ý rất rõ ràng.
Mặt khác, các thầy, cô giáo trên cơ sở mô hình tính nhạy bén tư duy có
thể xây dựng những bài giảng, những buổi chữa bài tập giúp người học rèn
luyện tính nhạy bén tư duy. Ví dụ, để tiếp thu tốt các kiến thức (đường 2 ),
trước đó, thầy, cô nên tạo các đường 1 trong đầu người học và tạo điều kiện
để người học tự bắt được những kiến thức đó (tự lập mối liên kết giữa
đường 1 – suy nghĩ của bản thân người học và đường 2 – kiến thức được
thầy, cô trình bày)...
6. Về phía người học, nếu kiến thức mới thu theo đường 2 chỉ được trí
nhớ lưu giữ một cách máy móc theo kiểu học thuộc lòng thì kiến thức mới
đó chỉ là kiến thức xơ cứng, giáo điều, hiểu theo nghĩa, người học khó có thể
áp dụng kiến thức mới đó một cách sáng tạo. Muốn kiến thức mới phát huy
tác dụng, theo mô hình tính nhạy bén tư duy, người học phải có ý thức biến
nó thành đường 1 mới trong đầu của mình. Để làm điều đó, người học chỉ
cần đặt các câu hỏi về kiến thức mới tiếp thu theo đường 2 , chẳng hạn như:
Ở đâu có thể lấy thêm các ví dụ minh họa kiến thức mới? Kiến thức mới có
phạm vi áp dụng như thế nào? Kiến thức mới ảnh hưởng đến những kiến
thức đã biết của mình ra sao? Kiến thức mới có thể đem lại những ích lợi
gì? Làm sao có thể biến những ích lợi tiềm ẩn đó thành hiện thực?... Trả lời
những câu hỏi này, người học phải suy nghĩ để tạo đường 2 trong đầu (tìm
gợi ý bên trong, xem Hình 53b); hoặc phải tìm thông tin theo đường 2 bên
ngoài một cách chủ động nhờ thư viện, Internet...; hoặc nhờ vậy mà dễ bắt
được thông tin gợi ý theo đường 2 đến một cách tình cờ, may mắn, giống
các câu chuyện có ở đầu mục nhỏ này (xem Hình 53a). Tự đặt các câu hỏi
đối với các kiến thức tiếp thu và cố gắng tự trả lời chúng giúp người học rất