lại sang đường 1 và thử làm món đồ uống me muối. Nếu món giải khát me
muối của bạn nhiều người thích, bạn hãy đừng bỏ qua cơ hội khởi sự doanh
nghiệp mới.
Ngược lại, đường 2 có thể là khởi đầu. Trong thông tin thu theo đường
2 , có ý nào đó bắt bạn phải suy nghĩ về nó: Bạn chuyển từ đường 2 sang
đường 1 . Để tìm lời giải cho vấn đề đang suy nghĩ, bạn đi tìm những đường
2 mới. Ví dụ, bạn đọc sách và gặp thuật ngữ mới (đường 2 ). Bạn tự suy
nghĩ để hiểu thuật ngữ đó (từ đường 2 chuyển sang đường 1 ). Trong
trường hợp không tự tìm được câu trả lời, bạn đi hỏi bạn bè, các nhà chuyên
môn, hoặc vào thư viện, lên mạng để có được sự giải thích thỏa đáng (từ
đường 1 ) chuyển sang những đường 2 mới. Những thông tin theo đường
2 mới giúp bạn giải bài toán (đường 1 ).
Trong ba cách vừa nêu, cách thứ nhất mang tính bị động, mong có được
sự tình cờ may mắn. Cách thứ hai giúp mở rộng phạm vi áp dụng tương đối
của ý tưởng đã có. Cách thứ ba mang tính chủ động trong việc tìm kiếm
thông tin, chuyển giao ý tưởng và giúp bạn có mức sáng tạo cao (xem mục
nhỏ 4.2.6. Các mức sáng tạo – các mức khó của bài toán ở quyển một).
Người viết sẽ thảo luận nhiều hơn về cách thứ ba trong mục nhỏ tiếp theo:
6.4.7. Tìm thông tin ý tưởng.
Tính liên tưởng đóng vai trò rất quan trọng trong sáng tạo và đổi mới.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người ghi nhận rất nhiều sản phẩm sáng
tạo (phát minh, sáng chế, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc...) ra
đời nhờ sự giúp sức đắc lực của liên tưởng. Ngoài những ví dụ đã có trong
mục nhỏ 6.4.5. Tính nhạy bén của tư duy, dưới đây, người viết dẫn thêm một
số câu chuyện khác và đề nghị bạn đọc phân tích xem, mối liên kết trong
mỗi câu chuyện này thuộc khả năng nào trong ba khả năng đã trình bày ở
trên.
○ Anh em nhà Montgolfier có lần trèo lên núi cao vào một ngày nắng nóng, nhìn thấy hơi nước từ
hồ dưới chân núi bay lên tạo thành sương mù. Họ nảy ra ý nghĩ nhốt hơi nóng hoặc khí nhẹ vào bao
thì có thể mang cả vật nặng lên cao. Họ trở thành những người sáng chế ra khinh khí cầu.